Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2015 về bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 13/04/2015
Ngày có hiệu lực 13/04/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT, NGHIỆP VỤ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Thực hiện Quyết định số 4077/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ Tư pháp Ban hành Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 19/3/2014 của UBND Thành phố triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục đích

- Triển khai Quyết định số 4077/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ Tư pháp ban hành Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên, từ đó trang bị cho công chức Tư pháp, cán bộ Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở để phục vụ công tác tham mưu giúp UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp triển khai có hiệu quả công tác hòa giải trên địa bàn Thành phố.

- Bảo đảm cho hòa giải viên tham gia Chương trình bồi dưỡng được trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải phù hợp, thiết thực như sau:

- Về kiến thức:

+ Nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và ý nghĩa của hòa giải ở cơ sở; nắm vững nội dung pháp luật về hòa giải ở cơ sở;

+ Nắm vững những kiến thức cơ bản về một số lĩnh vực pháp luật có liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân để vận dụng trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.

- Về kỹ năng:

+ Có năng lực, kỹ năng tìm hiểu, học tập và vận dụng kiến thức pháp luật cơ bản phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở;

+ Có kỹ năng cơ bản để tổ chức và thực hiện tốt hoạt động hòa giải ở cơ sở.

- Về thái độ:

+ Tôn trọng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng các quy tắc tự quản của cộng đồng, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các chủ thể khác; vận động người dân ở cộng đồng tôn trọng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội;

+ Tự giác, tích cực, nhiệt tình, có ý thức học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực để thực hiện tốt hoạt động hòa giải ở cơ sở;

+ Có thái độ nghiêm túc, khách quan, đúng mực, công bằng, toàn diện và trách nhiệm khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.

2. Yêu cầu:

Nội dung của Chương trình bồi dưỡng mang tính ứng dụng, cụ thể thiết thực, khoa học, phù hợp với năng lực thực tế của hòa giải viên và yêu cầu hoạt động hòa giải ở cơ sở; khối lượng kiến thức được trang bị phù hợp với thời gian học tập.

3. Đối tượng

- Cán bộ, công chức Tư pháp, cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn;

- Các hòa giải viên được công nhận theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở.

II. NỘI DUNG

1. Tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cho cán bộ, công chức Tư pháp, cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn và hòa giải viên của xã, phường, thị trấn.

+ Nội dung cơ bản của pháp luật về hòa giải ở cơ sở có liên quan đến quản lý Nhà nước, nhiệm vụ của UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, thị xã; xã, phường thị trấn trong công tác hòa giải ở cơ sở;

+ Kiến thức pháp luật cho hòa giải viên ở cơ sở các lĩnh vực: Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Đất đai, Xây dựng, Môi trường;

+ Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý: Những nội dung pháp luật khác liên quan;

+ Kỹ năng hòa giải ở cơ sở.

[...]