Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2021 thực hiện các nội dung hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND
Số hiệu | 90/KH-UBND |
Ngày ban hành | 15/04/2021 |
Ngày có hiệu lực | 15/04/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Nguyễn Văn Khước |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 15 tháng 4 năm 2021 |
Căn cứ Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 07/2021/QĐ- UBND ngày 19/3/2021 về Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; Để triển khai các nội dung hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện, như sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về đối tượng, điều kiện và các chính sách hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh và Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh về chính sách, quy định hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 để các tổ chức, cá nhân, hộ nông dân nắm được cơ chế, chính sách của tỉnh; các nội dung, định mức, điều kiện và thời gian được hỗ trợ.
- Tổ chức, thực hiện đồng bộ các chính sách được quy định tại Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh và Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh để thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật về giống, thức ăn, mùa vụ, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản của địa phương, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả; tận dụng tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn kinh phí đ ầu tư, hỗ trợ từ ngân sách tỉnh.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ. Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm kết quả triển khai làm cơ sở tổ chức thực hiện.
Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền, đảm bảo cập nhật, truyền tải thông tin nhanh, chính xác. Việc tuyên truyền được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Website, hội nghị, hội thảo đầu bờ, lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, nhất là cần phát huy vai trò hệ thống truyền thanh cơ sở trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh; hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất theo từng năm.
- Nội dung chính sách: Hỗ trợ 50% chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng không quá 10 triệu đồng/ha/năm/Người sản xuất khi thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm có quy mô tối thiểu 5 ha liền vùng tập trung; Hỗ trợ một lần 50% chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng không quá 20 triệu đồng/ha/Người sản xuất khi thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa hoặc cây hàng năm sang trồng cây ăn quả có quy mô tối thiểu 5 ha liền vùng tập trung; Hỗ trợ một lần 50% chi phí để đào, đắp bờ bao nhưng không quá 50 triệu đồng/ha/Người sản xuất khi thực hiện chuyển đổi trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản quy mô tối thiểu 10 ha liền vùng tập trung.
- Thực hiện hỗ trợ:
+ Chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để chuyển đổi 2.000 ha trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác.
+ Chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để chuyển đổi 1.000 ha trồng lúa sang trồng cây ăn quả.
+ Chi phí để đào, đắp bờ bao chuyển đổi 700 ha trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.
3. Hỗ trợ giống lúa chất lượng, giống thủy sản
3.1. Hỗ trợ giống lúa chất lượng
- Nội dung chính sách: Hỗ trợ chi phí mua giống lúa chất lượng cho người sản xuất nhưng không quá 1,05 triệu đồng/ha/vụ/người sản xuất.
- Thực hiện hỗ trợ chi phí mua giống lúa chất lượng cho tổng diện tích gieo trồng 100.000 ha/5 năm (bình quân 20.000 ha/năm).
3.2. Hỗ trợ giống thủy sản chủ lực và các giống thủy sản có hiệu quả kinh tế
- Nội dung chính sách: Hỗ trợ 50% chi phí mua giống cho Người sản xuất nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực, đối tượng thủy sản có hiệu quả kinh tế có diện tích từ 0,3 ha trở lên, mức hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/ha; từ 400 m3 lồng, bể trở lên, mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/400 m3 lồng, bể; hỗ trợ không quá 5 ha hoặc 1.000 m3 lồng, bể/người sản xuất/năm và không quá 3 lần/Người sản xuất trong 5 năm.
- Thực hiện hỗ trợ chi phí mua giống thủy sản: Dự kiến hỗ trợ cho 140 ha nuôi ao và 1.600 m3 nuôi lồng, bể.
+ Đối với nuôi ao: Dự kiến hỗ trợ 3 loài cá, hình thức nuôi ghép; mật độ 2,5 con/m2, tính cho 01 ha (25.000 con) gồm: Cá Rô phi đơn tính: 20.000 con, cá trắm cỏ: 3.000 con, Chép lai 3 máu: 2.000 con. (Công thức nuôi ghép do đơn vị triển khai thực hiện xây dựng hàng năm trên cơ sở danh mục kèm theo Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND).