Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 08/CT-TTg về đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 90/KH-UBND
Ngày ban hành 03/04/2020
Ngày có hiệu lực 03/04/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Phạm Văn Thủy
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 90/KH-UBND

Sơn La, ngày 03 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 08/CT-TTG NGÀY 04/02/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 4/02/2009 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức đồng bộ các hoạt động phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, tiếp tục ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

- Các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức khoa học, thiết thực theo luật định đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nội dung

1.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Quy trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng bạo lực gia đình.

1.2. Hàng năm, xây dựng Kế hoạch, dự toán kinh phí, xây dựng mục tiêu triển khai các nội dung thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng địa phương, đơn vị.

1.4. Đổi mới hình thức truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình.

1.5. Thường xuyên kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác gia đình các cấp. Phát huy vai trò và nâng cao năng lực của đội ngũ cộng tác viên dân số - gia đình và cán bộ thực hiện công tác gia đình ở cơ sở trong công tác phòng ngừa bạo lực gia đình.

1.6. Thực hiện tốt công tác tổ chức thu thập, xử lý số liệu phòng, chống bạo lực gia đình theo Thông tư số 07/2017/TT-BVHTT&DL ngày 29/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

1.7. Tiếp tục xây dựng, nhân rộng và duy trì mô hình phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với điều kiện thực tế của các xã, phường, thị trấn, các huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.

1.8. Định kỳ tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Đề xuất biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình có đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

1.9. Đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình; Tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở; Tăng cường công tác xã hội hóa phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở.

1.10. Thực hiện tốt công tác báo cáo tình hình và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.

2. Các giải pháp thực hiện

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và quản lý

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Củng cố hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở các cấp. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; xử lý kịp thời các hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra theo chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Đưa mục tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh và các huyện, thành phố, xã phường thị trấn. Duy trì hệ thống mạng lưới cộng tác viên dân số - gia đình ở cơ sở. Đánh giá các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình đã xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh; nhân rộng mô hình hoạt động có hiệu quả.

- Tiếp tục xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.

[...]