Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 27-CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 89/KH-UBND
Ngày ban hành 12/04/2024
Ngày có hiệu lực 12/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 12 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 27-CT/TU, NGÀY 11/3/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, Y TẾ, VĂN HÓA, THỂ THAO, MÔI TRƯỜNG, GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2024 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 11/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (gọi tắt là Chỉ thị số 27-CT/TU), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 11/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, triển khai đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đề ra tại Chỉ thị số 27-CT/TU. Tăng cường, mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng trong xã hội, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiêp, cá nhân và các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, đầu tư vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp giai đoạn 2024 - 2030.

- Tạo sự đồng thuận, thống nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trên địa bàn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và sự hỗ trợ của các bộ, ngành trung ương, sự ủng hộ các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU.

- Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tham mưu, tổ chức thực hiện đầy đủ, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định và phân công tại Kế hoạch này.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung đến năm 2030

- Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và giám định tư pháp với mục tiêu mọi tổ chức, cá nhân đều được đóng góp và thụ hưởng thành quả của mình, gắn công tác xã hội hóa với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, trọng tâm về phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xã hội hóa giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và giám định tư pháp, quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư cho các lĩnh vực này.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

2.1. Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập hiện có. Phấn đấu đến năm 2030, số trường mầm non, phổ thông ngoài công lập trên địa bàn tỉnh 11 trường, (trong đó 09 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở). Ngoài ra duy trì và phát triển số cơ sở mầm non/nhóm lớp độc lập.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường. Phấn đấu có ít nhất 18 trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính với mức độ tự chủ ít nhất 30% chi thường xuyên, trong đó mỗi huyện có ít nhất 01 trường, riêng thành phố Lạng Sơn có ít nhất 06 trường và cấp trung học phổ thông có 02 trường.

- Phấn đấu đến năm 2030, thành lập thêm 06 trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm giáo dục kỹ năng sống ngoài công lập trên địa bàn tỉnh[1]; đáp ứng nhu cầu về đào tạo ngoại ngữ, tin học của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Duy trì các Trung tâm học tập cộng đồng hiện có; phấn đấu hằng năm các Trung tâm mở được ít 2 nhất 15 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề ngắn hạn cho Nhân dân dưới hình thức xã hội hóa.

- Tiếp tục vận động, huy động các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiến đất, tài trợ tiền, hiện vật… để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập trường học, phục vụ công tác dạy và học.

2.2. Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

- Đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các hình thức đào tạo nghề nghiệp.

- Phấn đấu thu hút đầu tư để thành lập được 02 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập trở lên.

2.3. Về lĩnh vực y tế

- Thu hút đầu tư từ 02 bệnh viện ngoài công lập trở lên.

- Thu hút phát triển thêm 06 phòng khám đa khoa ngoài công lập trở lên.

- Thành lập 90 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.

[...]