Kế hoạch 8619/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 8619/KH-UBND
Ngày ban hành 14/08/2018
Ngày có hiệu lực 14/08/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Trần Văn Vĩnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8619/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 14 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 61/2018/NĐ-CP NGÀY 23/4/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

- Phổ biến, quán triệt nội dung Nghị định số 61/2018/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh, nhm triển khai kịp thời, thống nhất và đồng bộ quy định pháp luật mới về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính, chú trọng thực hiện dịch vụ công trực tuyến kết hợp với bưu chính công ích nhằm tạo sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư của tỉnh.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đảm bảo khả năng kết nối, chia sdữ liệu, thông tin giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, các ngành phục vụ công tác giải quyết TTHC và nhu cầu tra cứu thông tin của người dân, doanh nghiệp tiến tới xây dựng một nền hành chính hiện đại.

- Xác định cụ thể, đầy đủ các nội dung công việc, trách nhiệm tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện, lộ trình thực hiện hoàn thành và sản phẩm dự kiến; tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của các đơn vị nhằm phát huy năng lực, thế mạnh của các cơ quan, đơn vị địa phương trên cơ sở các chuẩn chức năng, yêu cầu chung của UBND tỉnh đề ra.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Các nhiệm vụ trọng tâm

1.1. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp, chuẩn hóa chức năng Trung tâm Hành chính công tỉnh, Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã

- Thực hiện rà soát, hoàn thiện, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất của hệ thống Bộ phận một cửa các cấp theo hướng đồng bộ hóa chức năng, tiện ích giữa Trung tâm Hành chính công tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã;

- Kiện toàn nhân sự có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm và tác phong, thái độ chuẩn mực, có khả năng giao tiếp tốt với tổ chức, cá nhân; trình độ chuyên môn trong ngành, lĩnh vực được phân công; thực hiện hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, công chức, viên chức Bộ phận một cửa theo quy định;

- Bố trí các ngành, lĩnh vực, các dịch vụ công cần thiết cho người dân, doanh nghiệp vào tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận một cửa như: Bảo hiểm xã hội, Công an, Thuế, Kho bạc (ngân hàng), điện, nước,..

- Chuẩn hóa chức năng, năng lực tiếp nhận của Bộ phận một cửa các cấp, góp phần đảm bảo việc thực hiện hoàn chỉnh, mở rộng áp dụng giải pháp “phi địa giới hành chính” trong giải quyết thủ tục hành chính tiến tới tiếp nhận hồ sơ cho các bộ, ngành trung ương, giữa cấp tỉnh và cấp huyện, giữa các huyện với nhau,...

Lộ trình thực hiện:

+ Đối với Trung tâm Hành chính công tỉnh: Triển khai thực hiện theo lộ trình của tỉnh.

+ Đối với cấp huyện: Triển khai thực hiện trong năm 2018 và hoàn thành trong Quý II/2019.

+ Cấp với cấp xã: Triển khai thực hiện trong năm 2018 và hoàn thành trong Quý IV/2019.

Trách nhiệm thực hiện: Giao Văn phòng UBND tỉnh, UBND cấp huyện chủ trì triển khai thực hiện các nội dung trên; xây dựng phương án gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính có ý kiến thống nhất trình UBND chấp thuận trước khi triển khai thực hiện.

1.2. Hoàn thiện, chuẩn hóa hệ thống thủ tục hành chính, các dịch vụ công

- Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh thời gian qua; nghiên cu, xây dựng, mô hình hóa các thủ tục hành chính, rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hồ sơ giấy tờ, quy trình thực hiện, rút ngắn thời gian giải quyết,... Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện liên thông giải quyết thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến xây dựng, đất đai, đầu tư, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, các thủ tục hành chính liên quan đến các ngành nghề kinh doanh có điều kiện,...

- Thực hiện đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở kết nối chia sdữ liệu thủ tục hành chính trên hệ thống của Trung ương với địa phương;

- Thống nhất việc thực hiện giữa các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền do UBND tỉnh giao với các quy định riêng mang tính quy định chuyên ngành;

- Nghiên cứu, xây dựng phương án, đẩy nhanh lộ trình thực hiện chuyển đổi từ thủ tục hành chính sang dịch vụ công, chuyển việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả cho khối đơn vị sự nghiệp thực hiện, tiến tới xã hội hóa việc thực hiện này đảm bảo các các sở, ngành chỉ thực hiện thuần nhiệm vụ chuyên môn, ban hành chính sách,...

Trách nhiệm thực hiện: Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì.

1.3. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, chuẩn hóa hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính

- Rà soát lại hạ tầng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính nói chung và giải quyết thủ tục hành chính nói riêng đảm bảo kết nối, chia sdữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị, địa phương; các cấp, các ngành;

[...]