Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2018 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 85/KH-UBND
Ngày ban hành 22/12/2017
Ngày có hiệu lực 22/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Xuyên
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/KH-UBND

Thái Bình, ngày 22 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NĂM 2018.

Phần I

TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NĂM 2017

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2017

1. Đánh giá chung: Năm 2017, sản xuất chăn nuôi của tỉnh gặp không ít khó khăn; thời tiết bất thuận, nắng nóng, mưa lớn kéo dài gây ngập úng diện rộng; giá bán sản phẩm chăn nuôi thấp hơn giá thành sản xuất trong một thời gian dài (chỉ bằng khoảng 50% giá thành), người chăn nuôi thua lỗ, nhiều thời điểm đàn lợn ứ đọng không tiêu thụ được làm mật độ nuôi tăng cao, điều kiện chuồng nuôi không đảm bảo, đầu tư của các hộ chăn nuôi, nhất là các trang trại để thực hiện các biện pháp phòng bệnh như tiêm phòng, tiêu độc khử trùng,... bị cắt giảm. Tuy nhiên, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, các địa phương, sự hỗ trợ của tỉnh về vắc xin tiêm phòng các bệnh đỏ cho đàn lợn, bệnh lở mồm long móng (LMLM) gia súc và hóa chất thực hiện tiêu độc khử trùng nên đã đảm bảo an toàn cho sản xuất chăn nuôi của tỉnh được duy trì ổn định; không phát sinh các trường hợp gia súc, gia cầm ốm nghi mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tai xanh, LMLM, dịch tả lợn. Theo số liệu của Cục Thống kê 01/7/2017: Đàn lợn hiện có trên 960 nghìn con (trong đó đàn lợn nái trên 180 nghìn con); đàn gia cầm trên 12,1 triệu con (trong đó đàn gà trên 8,9 triệu con); đàn trâu bò có trên 48 nghìn con.

Mặc dù vậy, trên địa bàn tỉnh, nguy cơ dịch bệnh luôn tiềm ẩn. Tại một số địa phương, dịch bệnh tuy ở diện hẹp nhưng vẫn xảy ra như: Dịch cúm A/H5N1 tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải vào tháng 7/2017 phải chôn hủy 885 con gia cầm hay hội chứng suy hô hấp cấp (với các bệnh Glasser, Circo, APP đã xét nghiệm được) đã xảy ra trên đàn lợn tại xã Hợp Tiến, huyện Đông Hưng cuối tháng 10/2017 làm 103 lợn thịt bị chết phải tiêu hủy.

2. Nguyên nhân phát sinh dịch bệnh: Qua kết quả giám sát lưu hành vi rút cho thấy, vi rút cúm gia cầm vẫn lưu hành trên đàn gia cầm sống nuôi tại các địa phương trong tỉnh. Đàn gia cầm hầu hết chưa được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm. Thời điểm phát sinh dịch do nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, đàn vịt chăn thả trên cánh đồng bị suy giảm sức đề kháng, phát bệnh, sau đó lây lan cho đàn gà nuôi cạnh đó. Thời điểm đàn lợn mắc bệnh là sau thời gian mưa kéo dài, ngập úng diện rộng, môi trường ẩm ướt; mật độ chăn nuôi rất cao; các mầm bệnh lưu cữu ngoài môi trường và mang trùng ở lợn bội nhiễm sinh trưởng gây hội chứng bệnh.

3. Nhận định tình hình: Trên đàn gia cầm tại các địa phương trong tỉnh, vi rút cúm luôn tiềm ẩn, lưu hành, việc tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm không được tổ chức đại trà trên toàn tỉnh; trên đàn lợn, mật độ chăn nuôi cao, giá bán sản phẩm vẫn ở mức thấp, người chăn nuôi có tư tưởng chán nản, lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống dịch; từ tình hình trên, cộng với thời tiết biến động thất thường do biến đổi khí hậu, nhất là dịp Đông Xuân, mưa lạnh, có sương muối nên tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh trong năm 2018.

II. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI

1. Tồn tại:

- Một số bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh Cúm gia cầm vẫn còn xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh, gây thiệt hại cho sản xuất.

- Công tác tiêm vắc xin phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm đợt tập trung còn kéo dài, tỷ lệ tiêm phòng chưa đồng đều ở các địa phương, cá biệt có địa phương còn thấp.

- Việc chỉ đạo, triển khai một số hoạt động thú y chưa đồng bộ, chưa thực sự quyết liệt ở một số địa phương như hoạt động kiểm soát nguồn gốc giống gia súc, gia cầm nhập về nuôi; hoạt động quản lý, kiểm soát giết mổ tại các hộ giết mổ nhỏ lẻ của chính quyền cấp xã; việc xử lý các trường hợp cố tình không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, tiêm vắc xin phòng bệnh chưa được thực hiện nghiêm.

- Kết quả xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, nhất là xây dựng vùng an toàn dịch bệnh còn hạn chế.

2. Nguyên nhân tồn tại:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phát triển sản xuất chăn nuôi ở một số địa phương còn chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả, còn có biểu hiện lơ là, chủ quan, còn phó mặc cho lực lượng thú y; việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc của các cấp chính quyền còn hạn chế, sự kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới chưa nhiều.

- Lực lượng thú y tỉnh, huyện còn mỏng; năng lực của một số trưởng ban thú y còn yếu, một số cán bộ đã quá tuổi lao động; việc kiện toàn hệ thống thú y cơ sở còn chậm, một số xã còn bổ nhiệm chưa đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn đối với trưởng ban chăn nuôi thú y; chế độ hỗ trợ cho thú y viên không có nhiều xã không có hoặc thiếu thú y viên.

- Việc xử lý các vi phạm hành chính trong công tác thú y còn gặp nhiều khó khăn do mức xử phạt cao so với giá trị hàng hóa vi phạm, đối tượng vi phạm chủ yếu là người chăn nuôi và hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Địa bàn rộng, đối tượng thanh tra, kiểm tra nhiều nên còn bỏ sót đối tượng thanh tra, kiểm tra và chưa xử lý triệt để các trường hợp vi phạm. Trách nhiệm của chính quyền trong xử lý vi phạm chưa được thực thi.

- Yêu cầu phòng chống dịch ngày càng cao, nhưng kinh phí và đầu tư cho công tác phòng, chống dịch còn chưa tương xứng. Việc tổ chức mua sắm vắc xin tập trung làm ảnh hưởng đến việc cung ứng vắc xin cho 2 đợt tiêm phòng định kỳ.

- Ý thức phòng, chống dịch của một bộ phận người buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm còn hạn chế, vẫn lén lút mua, bán, vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh, bị chết, không rõ nguồn gốc vào trong tỉnh để tiêu thụ. Một thời gian dài, giá bán lợn thịt rất thấp, thậm chí không tiêu thụ được, người chăn nuôi thua lỗ, đã cắt giảm một số loại vắc xin, công đoạn của quy trình phòng dịch.

Phần II

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NĂM 2018

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Thú y số 79/2015/QH13;

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

- Công văn số 9167/BNN-TY ngày 01/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2018.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

[...]