ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
8161/KH-SXD-PC
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 7 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA SỞ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thực hiện Kế hoạch số 1207/KH-UBND
ngày 01 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh về triển khai thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm
2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU
CẦU
1. Mục
đích
a) Nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức và
thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc
pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
b) Giúp doanh nghiệp bắt kịp thời, đầy
đủ các quy định pháp luật, các thông tin xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến
doanh nghiệp được phép công khai theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính. Từ
đó, xây dựng chiến lược, các kế hoạch hoạt động kinh doanh theo đúng quy định
pháp luật, hạn chế rủi ro về mặt pháp lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
c) Nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm của cán bộ công chức, viên chức về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo các nội dung theo quy định
tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời, đảm bảo việc
thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, nhà ở và hạ tầng kỹ
thuật đô thị và phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của Sở Xây dựng.
b) Lồng ghép, kết hợp hoạt động hỗ trợ
pháp lý cho doanh với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hoạt động
cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp và các hoạt động quản
lý nhà nước khác.
c) Thông tin pháp lý đảm bảo chính
xác, nhanh chóng, kịp thời và phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
d) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Sở và các đơn vị khác có liên quan trong triển khai, thực hiện, báo cáo kết quả
thực hiện theo quy định.
II. HÌNH THỨC VÀ NỘI
DUNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ
1. Tuyên truyền, quán triệt các hoạt
động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến doanh nghiệp, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị
định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
2. Xây dựng, quản lý, duy trì cập nhật
kịp thời cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hướng dẫn; vướng
mắc pháp lý áp dụng chung về pháp luật cho doanh nghiệp; thông tin xử phạt vi
phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp được phép công khai theo quy định Luật
xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật
này lên Trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
3. Giải đáp kịp thời, đúng trọng tâm
các vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong áp dụng chung về mặt pháp luật
qua Trang thông tin điện tử của Sở, trực tiếp, điện thoại, văn bản, hội nghị, hội
thảo, tọa đàm.
4. Rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành thuộc lĩnh vực Sở Xây dựng quản lý liên quan đến hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Ủy ban nhân dân Thành
phố ban hành. Đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ
hoặc ban hành mới nhằm đảm bảo hiệu quả việc thi hành các nội dung theo quy định
tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP.
5. Đề xuất chương trình hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020-2025.
6. Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến
Thương mại và Đầu tư, giải đáp các vướng mắc về mặt pháp lý cho doanh nghiệp
trên Trang thông tin Hệ thống Đối thoại
Doanh nghiệp - Chính quyền thành phố và qua các buổi đối thoại trực tiếp.
7. Phối hợp với Sở Lao động thương
binh và xã hội, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các chính sách về lao động,
giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất kinh
doanh có sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người
khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Phòng Pháp chế
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch; đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện kế hoạch.
Thời gian thực hiện: Quý II/2020
b) Phối hợp với Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, cập nhật
các văn bản quy phạm pháp luật ban hành mới, sửa đổi, bổ sung của ngành; các
thông tin liên quan đến hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuyển Văn phòng Sở để đăng tải lên Trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
c) Chủ trì, phối hợp với Phòng chuyên
môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, tham mưu Giám đốc Sở xây dựng giải đáp
pháp luật cho doanh nghiệp trên Trang thông tin Hệ thống đối thoại Doanh nghiệp
- Chính quyền thành phố.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
d) Định kỳ hàng năm, chủ trì và phối
hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư, tham mưu Giám đốc Sở xây dựng
Kế hoạch đối thoại doanh nghiệp Chính quyền thành phố.
Thời gian thực hiện: Quý IV/năm
đ) Phối hợp với Phòng chuyên môn, đơn
vị, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các
văn bản quy phạm pháp luật của ngành liên quan đến hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của
Sở Tư pháp.
e) Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến
Thương mại và Đầu tư, Sở Lao động thương binh và xã hội thực hiện các nội dung
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thời gian thực hiện: Khi có yêu cầu
phối hợp
g) Chủ trì, phối hợp Phòng chuyên
môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất công
tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về Sở Tư pháp theo quy định.
Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của
Sở Tư pháp.
2. Văn phòng Sở
a) Xây dựng chuyên mục hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên giao diện chính Trang thông tin điện tử của Sở
Xây dựng, phối hợp với Phòng Pháp chế trong việc thiết lập nội dung chuyên mục
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định.
Thời gian thực hiện: Quý III/2020
b) Phối hợp phòng chuyên môn, đơn vị
sự nghiệp trực thuộc Sở, cập nhật kịp thời dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật,
văn bản hướng dẫn; vướng mắc pháp lý áp dụng chung về pháp
luật cho doanh nghiệp; thông tin xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến doanh
nghiệp được phép công khai theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính lên
Trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
c) Chủ trì theo dõi thư mục hỏi, đáp của doanh nghiệp trên Trang thông tin điện tử của Sở,
kịp thời chuyển nội dung câu hỏi đến
các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở để giải
đáp theo chức năng và đăng tải các nội dung sau khi nhận được câu trả lời của
phòng chuyên môn, đơn vị lên Trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
d) Tổng hợp kinh phí về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (do phòng chuyên môn, đơn vị đề xuất) vào
dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm (dự toán
chi thường xuyên) của Sở Xây dựng theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP.
Tham mưu Giám đốc Sở về nguồn kinh phí thực hiện và phối hợp với Phòng chuyên
môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở trong việc thanh quyết toán các hoạt động hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Thanh tra Sở, phòng chuyên môn
và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
a) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được
Giám đốc Sở giao, chủ trì rà soát, cập nhật văn bản hướng dẫn của ngành; vướng
mắc pháp lý áp dụng chung về pháp luật cho doanh nghiệp; thông tin xử phạt vi
phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp tại đơn vị được phép công khai theo
quy định Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy
phạm pháp luật quy định chi tiết Luật này chuyển Văn phòng
Sở đề đăng tải lên Trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Phổ biến các chính sách mới liên
quan đến hoạt động của ngành; kịp thời trả lời các vướng mắc cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong áp dụng chung về mặt pháp luật theo lĩnh vực được phân công,
nâng cao chất lượng trả lời theo hướng tập trung vào những vấn đề cụ thể theo
yêu cầu của doanh nghiệp thông qua các hình thức hướng dẫn, giải đáp trực tiếp,
điện thoại, văn bản, hệ thống thông tin điện tử, các buổi giao lưu trực tuyến,
đối thoại, hội nghị và hội thảo chuyên đề; tăng cường hoạt
động phối hợp với các quận - huyện tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp tại địa phương (nếu có) theo quy định tại Nghị định số
55/2019/NĐ-CP.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Thông qua các buổi làm việc với
doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận các văn bản quy phạm pháp
luật, văn bản hướng dẫn, quy trình, thủ tục thực hiện hồ sơ, thủ tục hành chính
tại đơn vị nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiểu biết, ý thức
và thói quen tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
d) Căn cứ nhu cầu về hỗ trợ pháp lý của
doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực tiễn công tác quản lý ngành tại phòng chuyên môn,
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, đề xuất
các Đề án, Kế hoạch, Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
giai đoạn 2020-2025. Trong đó, nêu rõ tính cần thiết thực hiện, các hoạt động cụ
thể, thời gian thực hiện, dự kiến nguồn kinh phí thực hiện.
Thời gian thực hiện: Quý III/2020.
đ) Đề xuất kinh phí công tác hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển Văn phòng Sở tổng hợp, phối hợp văn
phòng Sở trong việc thanh quyết toán cho các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu của
Văn phòng Sở và phát sinh (nếu có).
4. Chế độ thông tin báo cáo
Định kỳ năm, báo cáo kết quả thực hiện
về Phòng Pháp chế trước ngày 10 tháng 12 và đột xuất (nếu có) để tổng hợp trình
Giám đốc Sở báo cáo Sở Tư pháp theo quy định.
5. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng trong dự toán chi thường xuyên được
giao hàng năm của Sở và nguồn huy động, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
- Sở Tư Pháp;
- Hội, hiệp hội ngành xây dựng (để phổ biến);
- Ban Giám đốc Sở (để báo cáo);
- Văn Phòng Sở (để thực hiện);
- Thanh tra Sở, Phòng chuyên
môn, Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (để thực hiện);
- Lưu VT, P.PC.
DT(Thuy)
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Lê Trần Kiên
|