Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2019 thực hiện chương trình khuyến nông giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 81/KH-UBND
Ngày ban hành 11/04/2019
Ngày có hiệu lực 11/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2019-2020

Thực hiện Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông; Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020; căn cứ nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường của các địa phương trong tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 với các nội dung sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2018

I. Công tác thông tin tuyên truyền:

Đã đăng tải nhiều bản tin lên trang Web khuyến nông về kthuật, tình hình dịch bệnh của cây trồng, vật nuôi,...; phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình các địa phương thực hiện các chuyên mục nông nghiệp nông thôn và bản tin khuyến nông để phát trên sóng truyền hình; xây dựng đĩa phim hướng dẫn kỹ thuật; tổ chức Hội nghị quảng bá các mô hình khuyến nông có hiệu quả; tham gia các Diễn đàn khuyến nông; Hội thảo khuyến nông đô thị,.... đặc biệt, trong năm 2018, đã tổ chức thành công Hội thi trái ngon Thanh trà toàn tỉnh lần thứ nhất.

II. Công tác tập huấn, huấn luyện, thăm quan học tập:

Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến huyện, khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông về các nội dung kỹ thuật sản xuất các cây trồng vật nuôi mới; một số kiến thc và kỹ năng trong công tác khuyến nông. Qua đào tạo đã nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên; góp phần không nhỏ trong việc chỉ đạo thành công các mô hình. Tổ chức các đợt tham quan, học tập các mô hình khuyến nông có hiệu quả tại các địa phương khác trên toàn quốc.

Ngoài ra, có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất gắn với các mô hình trình diễn tại các địa phương đã được tổ chức với hàng ngàn lượt nông dân tham gia.

III. Công tác xây dựng mô hình trình diễn:

Việc xây dựng các mô hình trình diễn đã tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân tiếp cận và áp dụng có hiệu quả những kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Qua đánh giá, các mô hình khuyến nông, lâm, ngư đã đạt được những kết quả tốt, nhiu mô hình được đánh giá cao, là cơ sở thực tế để ngành và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản vào sản xuất; từng bước đa dạng hóa ngành nghề và dịch vụ trong nông thôn; góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị sản xuất.

Một số mô hình khuyến nông có hiệu quả được nhân rộng:

1. Các mô hình nâng cao hiệu quả của sản xuất lúa:

a) Mô hình khảo nghiệm sản xuất một số giống lúa có triển vọng:

Kết quả của các mô hình đã xác định được một số giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, ổn định và phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, trình độ canh tác của từng vùng như HN6, KH1, JO2, BT7,.... Ngoài xác định giống lúa mới có triển vọng để đưa vào sản xuất đại trà, việc thực hiện mô hình còn tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa đến người nông dân, nâng cao trình độ canh tác; bổ sung, hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật sản xuất lúa tại địa phương. Nhờ vậy, diện tích gieo cấy các giống lúa mới, giống lúa chất lượng cao ngày càng được mở rộng; năm 2018 chiếm 27,6%, năng suất lúa bình quân đạt 6,1 tạ/ha/vụ.

b) Mô hình ba giảm ba tăng (trong đó có IPM) trên cây lúa:

Chương trình "ba giảm ba tăng" là một tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa nhằm mục đích tạo ra một giải pháp phù hợp trong thâm canh lúa tạo nên một nền nông nghiệp bền vững. Áp dụng theo chương trình 3 giảm, 3 tăng giúp người sản xuất giảm được lượng giống gieo, sử dụng phân bón hợp lý, sâu bệnh gây hại giảm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ít hơn, tiết kiệm được chi phí sản xuất, góp phần tăng thu nhập, lợi nhuận. Bên cạnh đó, còn góp phần làm ra nông sản sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Năm 2018, diện tích lúa áp dụng “3 giảm 3 tăng” và IPM toàn tỉnh khoảng 4.500 ha.

c) Mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch:

Với việc áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch: như làm đất sớm, cày bừa kỹ, đặc biệt là ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học như dùng phân bón hữu cơ vi sinh có chứa vi sinh vật hữu ích giúp phân hủy nhanh gốc rạ, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ ngay trên đồng ruộng từ đó phần nào giảm bớt lượng phân bón vô cơ, giúp giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng năng suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa. Quan trọng hơn, khi rơm rạ phân hủy nhanh trong điều kiện thuận lợi sẽ góp phần làm giảm các độc tố gây hại cho quá trình sinh trưởng của cây lúa, giảm ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ... Tuy vậy, do mô hình mới triển khai nên diện tích áp dụng chưa nhiều.

2. Mô hình nuôi gà lai lông màu cho vùng đặc biệt khó khăn:

Gà lai lông màu là đối tượng dễ nuôi, phù hợp với điều kiện nuôi thả vườn ở nông hộ, đặc biệt là các vùng khó khăn. Kết quả từ mô hình cho thấy đối với vùng đặc biệt khó khăn và nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo nuôi gà lai lông màu với quy mô nhỏ là phù hợp và có hiệu quả. Vốn đầu tư không lớn và quay vòng nhanh, tận dụng thức ăn sẵn có như lúa gạo, ốc, tép... sẵn có tại địa phương để nuôi gà giai đoạn cuối nhằm hạ giá thành sản phẩm. Mô hình mang lại ý nghĩa thiết thực, góp phần tăng thêm thu nhập và giảm nghèo bền vững cho nông dân ở vùng khó khăn.

3. Mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn:

Trong điều kiện nuôi trồng thủy sản đang gặp nhiều khó khăn do biến đi khí hậu, ô nhiễm môi trường vùng nuôi, dịch bệnh trên tôm nuôi bùng phát khắp nơi, chất lượng sản phẩm kém do dư lượng kháng sinh và hóa chất độc hại. Đkhắc phục các trở ngại trên, việc xây dựng các mô hình áp dụng quy trình nuôi tôm theo hướng an toàn của Tổng cục Thủy sản, sử dụng các chế phm sinh học có chất lượng tốt, giá cả phù hợp,... đem lại kết quả rất khả quan. Mô hình đã giúp người dân nâng cao nhận thức về việc sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường, giảm dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất, góp phần phát triển nuôi thủy sản bền vững.

IV. Kinh phí hoạt động khuyến nông:

Kinh phí cho hoạt động khuyến nông giai đoạn 2016-2018 khoảng 19.202,18 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương 17%, ngân sách tỉnh 20%; kinh phí từ nguồn hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa 50%; từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 11,7%; từ các nguồn vn khác 1,3%.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2019-2020

[...]