Kế hoạch 798/KH-UBND năm 2023 về tổ chức thực hiện chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 798/KH-UBND
Ngày ban hành 28/04/2023
Ngày có hiệu lực 28/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Thắng
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 798/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 28 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Thực hiện Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) giai đoạn 2021-2030 với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Quán triệt, chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược hợp tác ĐTNN giai đoạn 2021-2030.

- Xác định rõ trách nhiệm và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, đơn vị, địa phương nhằm tập trung thu hút ĐTNN có trọng tâm, trọng điểm, gắn liền thu hút đầu tư nước ngoài với xây dựng, phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ trên tinh thần hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

2. Yêu cầu:

Chủ động, tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đầy đủ kế hoạch này nhằm thúc đẩy hợp tác ĐTNN trên cơ sở bảo đảm cân đối lợi ích của các bên đầu tư với lợi ích của tỉnh trong hoạt động hợp tác ĐTNN trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro; tuân thủ điều kiện về phát triển bền vững và an ninh - quốc phòng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

- Thu hút các dự án ĐTNN sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực.

- Mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, văn hóa doanh nghiệp của khu vực có vốn ĐTNN; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm nội địa; thúc đẩy các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong tỉnh.

- Nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn ĐTNN, tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực ĐTNN trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Triển khai các hoạt động nhiệm vụ được giao tại: (i) Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN đến năm 2030; (ii) Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; (iii) Quyết định số 67/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Ảnh hưởng của tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”; (iv) Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động, nhiệm vụ cụ thể nêu tại Phụ lục danh mục hoạt động, nhiệm vụ triển khai kế hoạch hành động thực hiện chiến lược hợp tác ĐTNN giai đoạn 2021-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác ĐTNN giai đoạn 2021-2030.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Rà soát các dự án chậm triển khai, hoạt động không hiệu quả…… để thu hồi, tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư mới, có nhu cầu dịch chuyển sản xuất.

- Tiếp tục phát huy, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ rà soát các dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình[1] trong việc rà soát, giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án chậm tiến độ, đồng thời tham mưu UBND tỉnh xử lý các dự án chậm tiến độ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát việc cấp, điều chỉnh, thu hồi dự án ĐTNN, ban hành quy định ưu đãi, hỗ trợ đầu tư..., kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm, có dấu hiệu trái pháp luật; rà soát việc thực hiện chính sách chưa đồng bộ, thiếu thống nhất giữa các địa phương.

- Công tác quản lý ĐTNN của tỉnh phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, phù hợp quy hoạch, theo đúng tiêu chí lựa chọn, sàng lọc dự án...; quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi, chấm dứt hoạt động của dự án ĐTNN theo đúng quy định pháp luật. Hoàn thiện quy trình, thủ tục đầu tư thông thoáng nhưng kiểm soát được thông qua các công cụ pháp luật.

- Xử lý dứt điểm các dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm, dự án không triển khai hoặc không thực hiện đúng cam kết. Phòng ngừa, giải quyết sớm, có hiệu quả các tranh chấp liên quan đến ĐTNN.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về đầu tư theo hướng đồng bộ, liên thông với các lĩnh vực lao động, đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, ngân hàng, ngoại hối, chứng khoán... Nâng cao chất lượng công tác thống kê, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế; gắn liền trách nhiệm báo cáo định kỳ doanh nghiệp với chế độ ưu đãi hậu kiểm.

2. Xây dựng Kế hoạch hàng năm để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

- Theo kết quả công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngày 11/4/2023, chỉ số PCI tỉnh Quảng Bình năm 2022 xếp thứ 48/63 tăng 09 bậc so với năm 2021. Kết quả này phù hợp với mục tiêu của kế hoạch số 1278/KH-UBND ngày 15/07/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Quảng Bình năm 2022. Để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo chuyển biến tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh và xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh, định kỳ hàng năm UBND tỉnh Quảng Bình ban hành kế hoạch để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Các đơn vị được phân công làm đầu mối phụ trách các chỉ số thành phần có trách nhiệm phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan đến các chỉ tiêu thuộc thành phần do mình phụ trách để xây dựng kế hoạch cụ thể cải thiện thứ hạng các chỉ số thành phần, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

- Tăng cường, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm bớt, tinh gọn, đơn giản hoá quy trình, thủ tục trong quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội; Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục đầu tư kinh doanh; đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài; bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nhằm nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết trong EVFTA theo hướng đảm bảo lợi ích giữa Việt Nam - EU, trong đó, tăng cường giám sát thực thi ở cấp cơ sở để bảo đảm các chính sách về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được triển khai có hiệu quả trên thực tế.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ