Kế hoạch 7948/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025

Số hiệu 7948/KH-UBND
Ngày ban hành 05/11/2021
Ngày có hiệu lực 05/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7948/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 05 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG VÀ TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nh, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 103/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đng nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nh, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển thủy lợi nh, thủy lợi nội đng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025 (gọi là Kế hoạch) như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ BAN HÀNH KẾ HOẠCH

1. Sự cần thiết ban hành kế hoạch:

a) Thực trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước:

Trên địa bàn tỉnh có 128 hồ chứa nước nhỏ, 61 đập dâng nhỏ, đập tạm và khong 1.200 km kênh mương[1]; trên địa bàn tỉnh có khoảng 19.500 ao hồ nhỏ[2]; tổng diện tích tưới tiên tiến tiết kiệm nước trên 38,5 ngàn ha, đạt khoảng 19% diện tích cần tưới[3]. Cần đầu tư phát triển diện tích tưới tiên tiến tiết kiệm nước để phù hợp với thực tiễn phát triển ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đi khí hậu; nhiều kênh nội đồng, nhiều công trình thủy lợi nh, thủy lợi nội đồng thiếu nguồn lực để đầu tư, duy tu, sửa cha, nạo vét dẫn đến công trình bị xung cấp, hư hng; nhu cầu được hỗ trợ để phát triển công trình trữ nước (đào ao hnhỏ), thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh còn rất nhiu.

Để tiếp tục thực hiện tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới, huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển thủy lợi; góp phần đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sản xuất nông nghiệp bền vững, phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phục vụ chống hạn, chống biến đổi khí hậu; trên cơ sở kế thừa, phát triển Đề án đào ao hồ nhỏ và triển khai thực hiện các chính sách phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước của các Bộ ngành Trung ương và HĐND tỉnh.

b) Thực trạng quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng:

Các địa phương trong tỉnh đã thành lập 79 tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng[4]; tuy nhiên năng lực, trình độ của tổ chức thủy lợi cơ sở chưa đảm bảo, phần lớn chưa được đào tạo, hoạt động kém hiệu quả, thiếu bền vững, chưa phát huy được vai trò chủ thcủa người sử dụng nước; tài chính của tổ chức thủy lợi cơ sở khó khăn, khả năng thu phí thủy lợi nội đồng rất thấp, đa số là không thu được; vấn đề quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến tiết kiệm có vai trò quan trọng trong phát huy hiệu quả công trình để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng; việc xây dựng, củng cố, phát triển các tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu qubền vững là thực sự cần thiết.

2. Căn cứ pháp lý xây dựng và ban hành kế hoạch:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017, Chương VII: Thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 3837/CT-BNN-TCTL ngày 3/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Nghị quyết số 103/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

- Phát triển đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tăng cường hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần phát huy hiệu quả công trình thủy lợi, phục vụ nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyn đi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, gn với xây dựng nông thôn mới.

- Người dân đóng vai trò chủ thể trong phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm và xây dựng nông thôn mới; Nhà nước có chính sách hỗ trợ thông qua các tổ chức thủy lợi cơ sở, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Góp phần thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát huy nội lực, nâng cao vai trò chủ thcủa người dân trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình thy lợi nhỏ, thy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Huy động các nguồn lực, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Đến năm 2025, hỗ trợ phát triển 2.884 công trình trữ nước, khoảng 2.033 ha tưới tiên tiến tiết kiệm nước, xây dựng 86 cống và kiên chóa được khoảng 64 km kênh mương; góp phần đảm bảo diện tích được tưới đạt trên 70% diện tích cần tưới, có khoảng 25-30% diện tích cây trồng áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm; nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt tỷ lệ 76%.

- Thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi; đến năm 2025 phấn đấu 70% tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện:

[...]