Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2022 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 79/KH-UBND
Ngày ban hành 20/04/2022
Ngày có hiệu lực 20/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 20 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2022-2025

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 06/01/2022 của UBND tỉnh về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Văn bản số 1243/BNN-KTHT ngày 04/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo nhằm tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tập trung đào tạo nghề nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị cho các nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, nhóm sản phẩm chủ lực địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Tập trung đào tạo phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh và có nhu cầu lớn, ổn định phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đào tạo nâng cao trình độ cơ giới hóa, công nghệ cao, tự động hóa đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến; ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo chuyển đổi số cho lao động ngành nông nghiệp.

- Thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương.

- Cơ sở tham gia đào tạo nghề phải có đủ điều kiện, được hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không tổ chức đào tạo nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học nghề.

- Đào tạo nghề đúng đối tượng, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề nông nghiệp và việc làm đối với lao động nông thôn

- Hàng năm, xác định nội dung tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm với lao động nông thôn và phân công cụ thể cho các cơ quan, tổ chức của tỉnh triển khai thực hiện.

- Tích cực tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập đến người lao động nông thôn để tự nguyện, chủ động tham gia học nghề.

2. Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

- Đối tượng hỗ trợ đào tạo:

+ Lao động trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp ở các vùng sản xuất hàng hóa thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

+ Lao động trong các hợp tác xã, trang trại, gia trại, doanh nghiệp nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung các sản phẩm chủ lực của địa phương; lao động trong các làng nghề tham gia phát triển làng nghề, bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với các giá trị văn hóa, du lịch nông nghiệp nông thôn; lao động tham gia vào chương trình phát triển các sản phẩm OCOP của địa phương; chuyển đổi số trong nông nghiệp; người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.

+ Ưu tiên đào tạo cho lao động vùng dân tộc thiểu số, miền núi; người nghèo và phụ nữ.

- Nội dung đào tạo:

Xác định các nghề đào tạo phục vụ cho sản xuất các sản phẩm chủ lực ở địa phương, sản phẩm có giá trị kinh tế gắn với phát triển du lịch nông thôn: Đối với nghề đào tạo cần yêu cầu các cơ sở đào tạo bổ sung cho người học kỹ năng về quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, quản trị Marketing, tài chính, xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; về đầu ra cho sản phẩm có truy suất nguồn gốc, chứng nhận an toàn, cấp mã vùng trồng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm...đảm bảo lao động tiệm cận trình độ công nhân nông nghiệp. Ưu tiên nghề mới: Bán hàng Online, kinh doanh các sản phẩm nông sản địa phương, đào tạo các nghề phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp và nhu cầu học nghề nông nghiệp của người dân, nghề “Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp”.

3. Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề; cập nhật kiến thức cho cán bộ tham gia đào tạo nghề nông nghiệp

- Đối tượng bồi dưỡng: bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Nội dung bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, cập nhật các chủ trương định hướng, kiến thức sản xuất nông nghiệp cho đội ngũ giảng viên, nghệ nhân, thợ giỏi, cán bộ khuyến nông các cấp tham gia đào tạo nghề nông nghiệp.

+ Tổ chức các lớp tập huấn TOT cho đội ngũ giảng viên, cán bộ khuyến nông các cấp về công tác tuyển sinh, tổ chức lớp học và phương pháp đào tạo trực tiếp, trực tuyến phù hợp với mọi điều kiện.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ