Kế hoạch 780/KH-BGDĐT triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 780/KH-BGDĐT
Ngày ban hành 19/05/2023
Ngày có hiệu lực 19/05/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Ngô Thị Minh
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 780/KH-BGDĐT

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HỌC SINH, SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025” CỦA NGÀNH GIÁO DỤC NĂM 2023

Thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665); Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục (Quyết định 1230/QĐ-BGDĐT), Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục năm 2023. Cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên (HSSV) về khởi nghiệp, giúp HSSV chủ động tiếp cận với hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp trong và ngoài nhà trường.

2. Tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án theo chiều sâu, tập trung việc thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cấp, huy động sự tham gia của tập thể cán bộ lãnh đạo, giảng viên, giáo viên và cán bộ nhân viên các cơ sở giáo dục tập trung xây dựng mô hình hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, đào tạo phù hợp với đặc điểm từng đơn vị.

3. Tăng cường kết nối, thay đổi phương pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV trong các cơ sở giáo dục. Thúc đẩy tạo môi trường hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu hình thành các dự án khởi nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế, ưu tiên việc nghiên cứu, thực hành trải nghiệm trong các môi trường doanh nghiệp. Đối với các cơ sở giáo dục đại học, tiếp tục hình thành các Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, tổ chức xây dựng cơ chế thí điểm phân bổ tỷ lệ sở hữu của nhà trường, giảng viên, người học và các đối tác đối với các tài sản, doanh nghiệp được hình thành từ kết quả nghiên cứu, các tài sản trí tuệ và cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo.

4. Hỗ trợ các cơ sở đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo kết nối các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác truyền thông

a) Tiếp tục xây dựng nội dung, cập nhật thông tin, trên Fanpage của Chương trình: https://www.facebook.com/khoinghiepquocgiaHSSV và cổng khởi nghiệp: http://dean1665.vn.

b) Xây dựng các clip định hướng nội dung, hình thức triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp để các cơ sở giáo dục, đào tạo tuyên truyền cho HSSV.

c) Tiếp tục xây dựng các bài giảng cung cấp thông tin, kiến thức, cập nhật tài liệu và các khóa đào tạo về định hướng nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV thông qua các nền tảng số hóa; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý các dự án khởi nghiệp của HSSV.

d) Truyền thông về Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VI.

2. Công tác hỗ trợ đào tạo

a) Củng cố, phát triển mạng lưới cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo, mạng lưới cán bộ tư vấn hướng nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường phổ thông; hướng dẫn, giao nhiệm vụ phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ trong công tác tư vấn, phát triển các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại các địa phương.

b) Tham mưu ban hành khung kiến thức, kỹ năng tối thiểu về tư vấn, nghề nghiệp việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV phù hợp với từng cấp bậc học. Tổ chức xây dựng tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng về tư vấn, nghề nghiệp việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV.

c) Tổ chức đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo tập trung vào phương pháp giảng dạy và kỹ năng làm việc với sinh viên nhằm thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp trong sinh viên.

d) Tổ chức các khóa đào tạo khởi sự kinh doanh quản trị doanh nghiệp cơ bản, chuyên sâu thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho các sinh viên, nhóm sinh viên khởi nghiệp.

e) Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ công nghệ; tư vấn tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 28/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

a) Tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ sở đào tạo hoàn thiện mô hình trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại 03 khu vực, tạo không gian dùng chung cho HSSV tại các cơ sở đào tạo.

b) Tăng cường kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ không gian làm việc cho các nhóm HSSV đã có ý tưởng, dự án khởi nghiệp để vận hành các mô hình kinh doanh, sản xuất thử các sản phẩm mẫu.

c) Phối hợp với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ một số địa phương thí điểm xây dựng các Trung tâm giáo dục khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo hình thành hệ sinh thái hỗ trợ giáo dục khởi nghiệp.

4. Quản lý điều hành Đề án

a) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các bộ, ngành liên quan triển khai các nội dung trong Đề án 1665.

b) Tiếp tục xây dựng chương trình ký kết hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp giai đoạn 2023 - 2025.

c) Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ các nhà trường, các sở giáo dục và đào tạo xây dựng các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.

[...]