Kế hoạch 7733/KH-UBND năm 2009 về quản lý, giúp đỡ và phòng ngừa nguy cơ thiếu niên vi phạm pháp luật, thiếu niêu hư giai đoạn 2009 đến 2015 do thành phố Đà Nẵng ban hành
Số hiệu | 7733/KH-UBND |
Ngày ban hành | 26/11/2009 |
Ngày có hiệu lực | 26/11/2009 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Trần Văn Minh |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7733/KH-UBND |
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 11 năm 2009 |
KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ, GIÚP ĐỠ VÀ PHÒNG NGỪA NGUY CƠ THIẾU NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT, THIẾU NIÊU HƯ GIAI ĐOẠN 2009 ĐẾN 2015
Trong những năm gần đây, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố có lúc diễn biến khá phức tạp, nổi lên là tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật, bỏ nhà lang thang qua đêm, tụ tập thành băng nhóm để trộm cắp, cướp giật, dùng hung khí đánh nhau gây thương tích, gây rối trật tự công cộng… làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân và môi trường xã hội của thành phố.
Trong năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, đã xảy ra 585 vụ người chưa thành niên làm trái pháp luật, với tổng số 943 lượt đối tượng (nam: 921, nữ: 22). Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2009, có 318 trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật với các biểu hiện như: tụ tập chơi Internet, trò chơi điện tử; tụ tập băng, nhóm; tụ tập đánh nhau và nhiều hành vi nguy cơ khác.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra các cấp đã khởi tố 50 vụ/80 đối tượng; xử lý hành chính 535 vụ/863 đối tượng với các hình thức như: Giao cho gia đình quản lý giáo dục 634/863 đối tượng; có quyết định giáo dục tại xã, phường 127/863 đối tượng; lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng 73/863 đối tượng và các biện pháp khác (giao cho đoàn thể, nhà trường quản lý, giáo dục) 29/863 đối tượng.
Mặc dù các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong thời gian qua đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức nhiều biện pháp phòng ngừa, quản lý giáo dục, nhưng tình hình người chưa thành niên làm trái pháp luật, trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật vẫn diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 10/8/2009 của Thành ủy Đà Nẵng về tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư, vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố, UBND thành phố xây dựng Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ và phòng ngừa thiếu niên vi phạm pháp luật, thiếu niên hư giai đoạn 2009 - 2015 trên địa bàn thành phố với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm lứa tuổi vị thành niên, trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật, không để các loại tội phạm này gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cản trở sự phát triển của thành phố.
2. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh tại từng cộng đồng dân cư, trường học, doanh nghiệp, cơ quan, công sở, đơn vị; tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội; nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, kết hợp chặt chẽ giữa công tác phòng ngừa và tấn công trấn áp tội phạm, từng bước làm giảm các loại tội phạm do người chưa thành niên gây ra.
3. Nâng cao hiệu lực điều hành, quản lý của chính quyền các cấp trong công tác quản lý hành chính nhà nước về trật tự xã hội và phòng, chống tội phạm. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị ở cơ sở vững mạnh kiện toàn, nâng cao năng lực công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để cho các đoàn thể của thành phố như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh tham gia quản lý giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật và trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật tại cộng đồng.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện phải nhận thức đúng đắn, quán triệt sâu sắc chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về việc giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học, thiếu niên hư, vi phạm pháp luật; coi đây là việc làm mang ý nghĩa chính trị - xã hội và nhân văn sâu sắc, là chính sách an sinh xã hội trọng tâm cần được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ lâu dài; là một nội dung quan trọng trong chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; là chỉ tiêu thi đua hằng năm của các cơ quan, đơn vị và địa phương.
2. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền phòng, chống thiếu niên hư, vi phạm pháp luật và Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm và xây dựng mô hình phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố đến năm 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở trong tuyên truyền, giáo dục thiếu niên; chú trọng nêu gương điển hình tiên tiến; xây dựng chuyên mục phòng, chống tội phạm gắn với phòng, chống thiếu niên hư, vi phạm pháp luật trên báo chí, sóng phát thanh, truyền hình; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao thu hút thanh thiếu niên; xây dựng ý thức sống lành mạnh, tiến bộ, tránh xa các tệ nạn xã hội trong thiếu niên.
4. Thường xuyên rà soát địa bàn, cập nhật thông tin về thiếu niên hư để quản lý, giáo dục, kịp thời ngăn chặn việc các em có thể vi phạm pháp luật; làm tốt việc lập hồ sơ đưa vào quản lý tại xã, phường, trường giáo dưỡng theo đúng quy định, có biện pháp quản lý tại cộng đồng đối với các học sinh ở trường giáo dưỡng về, giúp các em hòa nhập cộng đồng ngăn ngừa tái phạm.
5. Phát hiện điều tra, xử lý nghiêm theo pháp luật các loại tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên. Thông qua đó, thực hiện điều tra cơ bản tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên và trẻ em có nguy cơ làm trái
.............................
chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật, đã được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường nhưng vẫn tiếp tục vi phạm, đủ điều kiện lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng. Có biện pháp quản lý tại cộng đồng đối với các học sinh ở trường giáo dưỡng về, giúp các em hòa nhập cộng đồng ngăn ngừa tái phạm.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì phối hợp với các ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ theo đề án giảm nghèo của thành phố, chú trọng giúp đỡ các hộ nghèo có công ăn việc làm ổn định cuộc sống, phòng ngừa tội phạm. Ưu tiên trong đào tạo nghề, giới thiệu việc làm.
b) Có kế hoạch phòng ngừa tình trạng trẻ em bị xâm phạm nhân phẩm, danh dự, trẻ em bị xâm phạm tình dục, bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại và đặc biệt vì mục đích thương mại. Thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông về công tác phòng, chống tệ nạn xâm hại trẻ em.
c) Phối hợp với Trường Giáo dưỡng số 3 - Bộ Công an tổ chức đào tạo nghề cho những em học sinh của thành phố Đà Nẵng phù hợp với nhu cầu, đặc điểm tình hình trên địa bàn thành phố
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì triển khai đề án thực hiện mục tiêu “Không có học sinh bỏ học” trong Chương trình thành phố 5 không, vận động các em trong độ tuổi đã bỏ học đi học lại, có chính sách khuyến học khuyến tài, hạn chế đến mức thấp nhất số em ở nhà lang thang, lêu lổng.
b) Chỉ đạo các trường phổ thông tổ chức dạy tốt, học tốt, lấy chất lượng văn hóa của học sinh để đánh giá kết quả giáo dục. Xây dựng nếp sống kỷ cương, có kỷ luật cho học sinh ở nhà trường. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, đoàn thể tăng cường giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp. Cần có chính sách quan tâm đến học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
c) Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên lên danh sách số học sinh cá biệt, vi phạm pháp luật đã bị xử lý, số học sinh có biểu hiện như: hay bỏ học, thường xuyên tụ tập các điểm Internet, quan hệ với một số phần tử xấu, từ đó để phân loại xử lý: cảm hóa, giáo dục, nhắc nhở...
d) Chỉ đạo các trường học thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an tại cơ sở giải quyết tốt tình hình an ninh trật tự xảy ra trong trường học, ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học đường.
4. Sở Thông tin và Truyền thông