Kế hoạch 7533/KH-UBND năm 2016 về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 7533/KH-UBND
Ngày ban hành 23/08/2016
Ngày có hiệu lực 23/08/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Hòa Hiệp
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7533/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 23 tháng 8 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”; căn cứ tình hình và yêu cầu xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 như sau:

I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục tiêu chung

a) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông). Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng bộ về cơ cấu giữa các cấp học, giữa các bộ môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

b) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tạo bước chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

2. Tình hình đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đến năm 2015

a) Đến năm 2015, tính chung cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Đồng Nai có 1.325 cán bộ quản lý và 20.407 giáo viên. Trong đó, cấp tiểu học (TH) cán bộ quản lý giáo dục có 731 người, giáo viên có 9.559 người; cấp trung học cơ sở (THCS) cán bộ quản lý giáo dục có 410 người, giáo viên có 7.460 người; cấp trung phổ thông (THPT) cán bộ quản lý giáo dục có 184 người, giáo viên có 3.352 người.

b) Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đều đạt chuẩn trình độ đào tạo theo cấp học. Trình độ đào tạo trên chuẩn của cán bộ quản lý cấp TH đạt 96,69%; cấp THCS đạt 93,89%; cấp THPT đạt 26,73%. Trình độ đào tạo trên chuẩn của giáo viên cấp TH đạt 92,9%; cấp THCS đạt 74,1%; cấp THPT đạt 11,5% (vượt mục tiêu Kế hoạch số 141-KH/TU ngày 02/4/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020).

c) Đánh giá xếp loại cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn hiệu trưởng, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Cán bộ quản lý giáo dục: Cấp TH loại xuất sắc đạt 80,98%, loại khá đạt 14,84%, loại trung bình đạt 4,18%, không có loại kém; cấp THCS loại xuất sắc đạt 82,81%, loại khá đạt 17,19%; cấp THPT loại xuất sắc đạt 88,02%, loại khá đạt 11,98%; cán bộ quản lý giáo dục cấp THCS và cấp THPT không có loại trung bình và loại kém.

- Giáo viên: Cấp TH loại xuất sắc đạt 15,91%, loại khá đạt 74,72%, loại trung bình đạt 9,37%; cấp THCS loại xuất sắc đạt 15,03%, loại khá đạt 71,86%, loại trung bình đạt 13,11%; cấp THPT loại xuất sắc đạt 18,18%, loại khá đạt 72,02%, loại trung bình 9,08%. Các cấp học không có giáo viên xếp loại kém.

d) Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đang công tác tại vùng dân tộc hoặc trường phổ thông dân tộc chưa được đào tạo, bồi dưỡng ít nhất một thứ tiếng dân tộc ở địa bàn công tác.

3. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 - 2020

a) Về đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

- Đào tạo bổ sung giáo viên thay thế số giáo viên nghỉ hưu: Giáo viên cấp TH là 1.627 người, giáo viên cấp THCS là 940 người, giáo viên cấp THPT là 280 người.

- Đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo chương trình và sách giáo khoa mới với các trình độ cao đẳng, đại học đáp ứng yêu cầu về trình độ của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo các ngành học ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: Cán bộ quản lý giáo dục cấp TH là 679 người, cấp THCS là 392 người, cấp THPT là 184 người; giáo viên cấp TH là 8.961 người, cấp THCS là 5.182 người, cấp THPT là 3.352 người.

- Đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với quy hoạch đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cấp THCS, THPT ở từng địa phương: Cán bộ quản lý giáo dục cấp THCS là 94 người, cấp THPT là 25 người; giáo viên cấp THCS là 400 người, cấp THPT là 235 người.

b) Về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

- Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

- Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, trong đó có 70% đạt mức độ từ khá trở lên.

- Phấn đấu 100% nhà giáo cơ sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục trước khi bổ nhiệm làm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

- Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng nghề nghiệp tương ứng.

- Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục ngay tại trường.

- Phấn đấu 70% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông công tác tại vùng dân tộc được đào tạo, bồi dưỡng ít nhất một thứ tiếng dân tộc.

4. Định hướng đến năm 2025

Bảo đảm năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở đào tạo; bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được chuẩn hóa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

[...]