Kế hoạch 749/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu 749/KH-UBND
Ngày ban hành 30/12/2019
Ngày có hiệu lực 30/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Đinh Quang Tuyên
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 749/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 30 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 56-KL/TW NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện Kế hoạch số 160-KH/TU ngày 04 tháng 10 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và nội dung chỉ đạo của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh tại Công văn số 884-CV/BCSĐ ngày 10 tháng 10 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn xây dựng Kế hoạch thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Xác định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp của tỉnh về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH để đảm bảo tiếp tục thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành trung ương Đảng; Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị được tiến hành đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng.

- Bám sát các nhiệm vụ và giải pháp đã được nêu trong Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh, công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các tchức, cá nhân; đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tượng ưu tiên tuyên truyn, giáo dục, nhất là đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa dễ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Từng bước đưa nội dung ứng phó với biến đi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo các cp học phổ thông của tỉnh. Học tập, phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đi khí hậu cho cộng đng dân cư. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, lên án và xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, đt phá rng, gây ô nhim môi trường, săn bt, tiêu thụ động vật hoang dã.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới để thay thế các loại tài nguyên truyền thống. Thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải và các-bon thấp; các dự án tái chế, tái sử dụng chất thải, chế biến sâu trong khai thác, chế biến khoáng sản; kiên quyết không chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư mới sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, tiêu tốn nguyên liệu, tài nguyên và hiệu quả thấp nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh; huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, các ngành, nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của địa phương. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương, hạn chế tối đa các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển kinh tế sử dụng lãng phí, khai thác không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát thải nhiều chất ô nhiễm, khí nhà kính, hủy hoại cảnh quan, sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là vùng đầu nguồn nước, khu dân cư.

- Tăng cường, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực của cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng có hiệu quả ngun tài trợ gồm tài chính, chuyn giao công nghệ thông qua các hoạt động hp tác, tài trợ.

3. Nâng cao năng lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 02/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép gây hủy hoại môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và Kết luận số 10-KL/TU ngày 28/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép gây hủy hoại môi trường trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về khai thác, sử dụng trái phép tài nguyên, hủy hoại môi trường, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, lâm sản; xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, địa phương để xảy ra tình trạng khai thác tài nguyên trái phép mà không có biện pháp xử lý kịp thời.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài nguyên, môi trường để bảo đảm thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

4. Một số nhiệm vụ cấp bách

- Tiếp tục cập nhật, cụ thể hóa kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030. Lựa chọn các hạng mục, giải pháp ưu tiên đlồng ghép triển khai thực hiện.

- Triển khai thực hiện các dự án trồng rừng đầu nguồn, bảo vệ lưu vực sông Cầu và nội dung giám sát biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên thực hiện chương trình giảm nhẹ khí nhà kính thông qua sự nỗ lực chống mất rừng, suy thoái rừng và tạo sinh kế cho cộng đồng. Hoàn thiện hệ thống hồ chứa nước trên đa bàn tỉnh; xây dựng tuyến kè bờ sông suối bảo vệ đất nông nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng và tài sản của nhân dân.

- Hoàn thành việc điều tra đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất và nước mặt; xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước (nước mặt, nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước). Tăng cường công tác kiểm soát các nguồn xả thải có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác và sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên, nghiên cứu cơ chế cho phép kết hợp khai thác các giá trị kinh tế của rừng để góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Thực hiện công tác quản lý đất đai đảm bảo quy định của pháp luật; Thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai; kiểm kê đất đai. Kiên quyết tham mưu thu hồi diện tích đất không sử dụng hoặc vi phạm pháp luật đất đai trong quá trình sử dụng đất; Phi hợp với các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp chống suy thoái đất, bảo vệ diện tích đt trồng lúa. Thực hiện tt công tác đăng ký đt đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xác định giá đất cụ thể.. Đẩy mạnh việc khai thác quỹ đất “sạch”, đất chưa sử dụng đ đưa vào sử dụng nhm phát huy tim năng đất đai.

[...]