Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 749/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Số hiệu 749/KH-UBND
Ngày ban hành 17/04/2019
Ngày có hiệu lực 17/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Nguyễn Thanh Ngọc
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 749/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 17 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC CHO TRẺ EM, HỌC SINH, SINH VIÊN ĐỂ NÂNG CAO SỨC KHỎE, DỰ PHÒNG BỆNH UNG THƯ, TIM MẠCH, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN GIAI ĐOẠN 2019 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

Thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phi tc nghẽn mn tính và hen phế quản giai đoạn 2019 - 2025” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực phù hợp đối với cán bộ quản lý giáo dục (QLGD), nhà giáo, nhân viên, trẻ em, học sinh, sinh viên (HSSV) và cha mẹ học sinh nhằm dự phòng các bệnh không lây nhiễm.

Thực hiện dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực phù hợp đối với trẻ em, HSSV trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Nâng cao kiến thức và năng lực của cán bộ QLGD, nhà giáo, nhân viên, trẻ em, HSSV và cha mẹ học sinh về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thlực để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.

- 100% cán bộ làm công tác y tế trường học (YTTH); ít nhất 85% HSSV và nhà giáo, cán bộ QLGD trong các cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; ít nhất 50% cha mẹ học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.

- 100% HSSV được truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá; ít nhất 80% học sinh phổ thông, 100% sinh viên được truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia.

- 100% cán bộ làm công tác YTTH được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn và tăng cường hoạt động thể lực, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.

- 100% nhân viên làm việc tại các bếp ăn tập thể trong cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và an toàn vệ sinh thực phẩm.

b) Nâng cao tỷ lệ thực hành dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, HSSV.

- Trên 90% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có tổ chức bữa ăn bán trú tại trường học cho trẻ em, HSSV đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định. Riêng các trường tiểu học và mầm non, mẫu giáo có tổ chức bán trú phải đạt 100%.

- 100% các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tổ chức theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, học sinh đầy đủ theo quy định.

- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có bếp ăn bán trú trong trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có căng tin trong trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh ATTP; không bán các thực phẩm, đồ uống không đảm bảo dinh dưỡng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có lợi cho sức khỏe trẻ em, HSSV.

c) Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, HSSV để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.

- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động thể lực cho trẻ em, HSSV thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa, phấn đấu mỗi HSSV đạt ít nhất 60 phút hoạt động thể lực mỗi ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có tổ chức các hoạt động truyền thông về lợi ích của việc tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, HSSV.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Thực hiện các cơ chế chính sách về dinh dưỡng học đường và hoạt động thể lực trong trường học

a) Thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức dinh dưỡng hợp lý và chế độ hoạt động thể chất đối với HSSV ở từng cấp học, trình độ đào tạo đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, hoạt động thể lực theo lứa tuổi và phòng bệnh không lây nhim.

b) Tiếp tục đổi mới hoạt động giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao trường học, thực hiện các nội dung giáo dục bắt buộc về chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ hoạt động thể chất phù hợp đối với HSSV và các cơ chế, chính sách thúc đẩy thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể chất phù hợp trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

c) Triển khai các quy định về thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá hoạt động dinh dưỡng và GDTC trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

d) Thực hiện các tiêu chí đánh giá công tác GDTC và thể thao trong trường học.

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông về dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong trường học

[...]