ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
74/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 04 tháng 04 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
CAI
NGHIỆN PHỤC HỒI VÀ QUẢN LÝ SAU CAI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ NĂM 2017
Căn cứ Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày
06/3/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai Đề án “Đổi mới công tác
cai nghiện ma tuý ở Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số
52/KH-UBND ngày 08/4/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về
cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai
cho người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh năm 2017, cụ thể
như sau:
I. MỤC TIÊU, CHỈ
TIÊU
1. Mục
tiêu
Nâng cao nhận thức của cá nhân, gia
đình và toàn xã hội trong phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng nghiện ma tuý; phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp
của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có
liên quan huy động nguồn lực của các
tổ chức xã hội, gia đình và mỗi cá nhân người nghiện trong công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện.
2. Các chỉ tiêu cụ thể
- Phấn đấu trên 95% xã, phường, thị
trấn được tuyên truyền về phòng chống
ma túy nói chung và cai nghiện ma túy nói riêng.
- Đa dạng hóa các hình thức điều trị
nghiện ma túy, nâng cao hiệu quả cộng tác điều trị nghiện. Cơ sở cai nghiện đa
chức năng (Trung tâm Bảo trợ xã hội) tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Tổ chức cai nghiện cho 50% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý với các hình thức
phù hợp, trong đó khoảng 20% được cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng và 30%
tổng số người nghiện trên địa bàn có hồ sơ quản lý vào cai nghiện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (sau đây viết
tắt là Trung tâm).
- 100% người đã hoàn thành cai nghiện tại Trung tâm được quản lý sau cai nghiện ma túy với
các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp.
- Phấn đấu trên 50% số người cai nghiện ma túy có nhu cầu được tư vấn học
nghề và đào tạo nghề.
- Phấn đấu trên
50% số người nghiện ma túy có nhu cầu được tư vấn việc làm và tạo việc làm.
- 100% cán bộ làm công tác quản lý, cán
bộ làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai được tập huấn,
đào tạo nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM
1. Tiếp tục
tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ đạo của chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội
và cộng đồng nhân dân trong việc thực
hiện tốt các chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện
ma túy.
2. Ban
hành quyết định quy định định mức chi hỗ trợ công tác cai nghiện ma túy trên địa
bàn tỉnh.
3. Đẩy mạnh
các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho quần
chúng nhân dân. Thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, tập trung vào các khu vực, địa
bàn trọng điểm, phức tạp và các đối tượng có nguy cơ cao như: học sinh, sinh
viên, thanh thiếu niên không có nghề nghiệp...
Tổ chức các hoạt động thiết thực như: “Tháng hành động phòng chống ma túy”,
“Ngày toàn dân phòng chống ma túy”...
4. Tổ
chức các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao
năng lực cho cán bộ ở cơ sở và ở Trung tâm.
5. Tổ chức
rà soát, đánh giá thực trạng công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn toàn tỉnh
hiện nay. Trọng tâm là xác định số người nghiện hiện tại, chất lượng cai nghiện
ma túy tại gia đình, cộng đồng... Từ cơ sở đó đề xuất những giải pháp phù hợp
phục vụ cho công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn toàn tỉnh.
6. Nâng
cao hiệu quả công tác quản lý, giáo dục người nghiện ma túy tại xã, phường, thị
trấn. Tăng cường vận động, khuyến khích người nghiện tự nguyện đăng ký các hình
thức cai nghiện phù hợp. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình điều trị
nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone và ứng dụng các
bài thuốc, loại thuốc cắt cơn, điều trị ma túy do Việt Nam sản xuất vào cai nghiện, điều trị nghiện.
7. Tiếp tục
thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch liên ngành, liên tịch,
mô hình trong phòng chống ma túy nói chung và cai nghiện ma túy nói riêng. Đồng
thời tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, tồn tại, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, xây dựng
phương hướng nhiệm vụ thời gian đến.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố
trí trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm của các sở,
ban, ngành và các địa phương theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước;
lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình khác của
Trung ương. Huy động các nguồn lực xã hội; hợp tác quốc tế và các nguồn hợp
pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội:
a) Thực hiện tốt
vai trò cơ quan thường trực, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh,
Ban Chỉ đạo tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, các
giải pháp liên quan đến công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai.
b) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát đánh giá thực trạng về công tác cai
nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh hiện nay.
c) Tổ chức tập
huấn cho cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác cai nghiện, quản lý
sau cai nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.
d) Tổ chức dạy
nghề đối với người cai nghiện tại Trung tâm; thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội
sau cai nghiện như: dạy nghề, giới thiệu việc làm và tái
hòa nhập cộng đồng cho người cai nghiện.
e) Chủ trì phối
hợp với Sở Tài chính lập kế hoạch kinh phí hoạt động trong công tác cai nghiện
ma túy tại Trung tâm, tại gia đình và cộng đồng; tham mưu cơ chế, chính sách tài chính ngân sách phục vụ công tác cai nghiện theo quy định
của pháp luật.
g) Tổng hợp báo cáo, thống kê về công
tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai theo Thông tư số 05/2011/TT-BLĐTBXH
ngày 23/3/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Sở
Y tế:
a) Tiếp tục tổ chức tập huấn, cấp chứng
chỉ cho đội ngũ y tế 60 xã, phường, thị trấn có người nghiện trên địa bàn toàn
tỉnh để xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn cơ sở y tế thực
hiện tốt việc xác định tình trạng nghiện ma túy, điều trị,
cắt cơn và phục hồi sức khỏe cho người nghiện, nâng cao hiệu quả
công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
b) Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng tổ chức rà soát,
đánh giá kết quả chương trình điều trị nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế
methadone, trên cơ sở đó tham mưu các giải pháp thực hiện nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả chương trình.
c) Phối hợp Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương triển khai mô hình
thí điểm điểm tư vấn, điều trị nghiện cho người nghiện; hỗ
trợ công tác cai nghiện tại Trung tâm theo quy định.
d) Phối hợp với các cơ quan chức năng
tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất, phân phối tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp
vi phạm.
3. Công an tỉnh:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn Công an địa
phương phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội,
Y tế, các tổ chức, đoàn thể liên quan đẩy mạnh công tác rà soát, thống kê, phân loại theo từng nhóm người nghiện ma túy giúp cho địa
phương triển khai kế hoạch cai nghiện ma túy được thuận lợi.
b) Chỉ đạo Công an các cấp tăng cường
công tác quản lý người nghiện ma túy, lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cai
nghiện bắt buộc tại Trung tâm và cai nghiện tại gia đình
và cộng đồng. Tăng cường quản lý địa bàn nhất là ở khu vực
quanh trường học, xử lý nghiêm các trường hợp dụ dỗ, lôi kéo học sinh, sinh
viên sử dụng ma túy. Thường xuyên mở
các đợt tấn công trấn áp tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng.
c) Phối hợp Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác tổ chức cai nghiện ma túy bắt
buộc tại Trung tâm; có kế hoạch hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm xác
định tình trạng nghiện ma túy khi cần thiết.
d) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền
phòng chống ma túy với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng phù hợp
đặc điểm từng địa bàn, nhóm đối tượng. Tham mưu tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tháng hành động phòng chống ma túy”,
“Ngày toàn dân phòng chống ma túy” năm 2017.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Xây dựng và duy trì các mô hình
phòng, chống ma túy tại các nhà trường; xây dựng nội dung
tuyên truyền phòng chống ma túy phù hợp với các cấp học.
b) Chủ trì,
phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các cấp tổ chức giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống ma túy cho độ ngũ giáo viên, học sinh, sinh
viên.
5. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham
mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác cai nghiện
và quản lý sau cai theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát các cấp, các ngành sử dụng kinh phí đúng mục đích và có hiệu quả.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở
Văn hóa và Thể thao:
Phối hợp với các sở, ngành, địa
phương liên quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cai nghiện và quản
lý sau cai với các hình thức phù hợp cho từng đối tượng khác
nhau; trong đó, tập trung vào địa bàn trường học và nhóm lứa
tuổi thanh thiếu niên.
7. Ủy ban nhân dân thành phố Huế,
các thị xã và các huyện:
a) Xây dựng kế
hoạch cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy năm 2017
phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; chủ động bố
trí nguồn lực đảm bảo công tác cai nghiện ma túy đạt hiệu quả.
b) Phối hợp các ngành, đơn vị chức
năng tập trung chỉ đạo các phòng, ban liên quan và UBND cấp xã đẩy mạnh công tác lập hồ sơ đưa người nghiện vào cai nghiện bắt buộc tại
Trung tâm, cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng; tạo điều kiện cho những
người đã cai nghiện được học nghề, tìm kiếm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng,
phòng chống tái nghiện.
c) Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn
tiếp tục kiện toàn Tổ công tác cai nghiện ma túy xây dựng quy chế làm việc và thực hiện các chế độ, chính sách cho thành viên Tổ theo quy định. Tổ
chức khảo sát, đánh giá thực trạng công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng
đồng.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ
chức xã hội: Xây dựng kế hoạch phối hợp với các sở,
ngành tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, pháp luật
về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai. Đồng thời, vận động toàn dân tích cực tham gia công tác hỗ trợ, giúp đỡ người
nghiện trong và sau quá trình cai nghiện.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội cơ quan thường trực chịu
trách nhiệm theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các ngành, các địa phương. Định kỳ,
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Các sở,
ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện
chế độ báo cáo định kỳ về việc triển khai, thực hiện Kế hoạch, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp (báo
cáo 6 tháng trước ngày 10/6/2017; báo cáo tổng kết năm trước ngày 30/11/2017).
3. Trong
quá trình triển khai thực hiện các khó khăn, vướng mắc kịp
thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TBXH; ,
- CT, PCT UBND tỉnh Đinh Khắc Đính;
- Các đơn vị nêu tại mục IV;
- CVP, PCVP Đoàn Thanh Vinh;
- Lưu: VT, VX.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Khắc Đính
|