Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 55/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Số hiệu | 74/KH-UBND |
Ngày ban hành | 07/03/2024 |
Ngày có hiệu lực | 07/03/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sơn La |
Người ký | Nguyễn Thành Công |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/KH-UBND |
Sơn La, ngày 07 tháng 03 năm 2024 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 16/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 23/TTr-SCT ngày 22/02/2024. UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 16/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 16/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân, doanh nghiệp về việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng than trên địa bàn và bảo vệ khoáng sản than chưa khai thác.
2. Yêu cầu
- Triển khai thực hiện Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 16/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phải đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở; xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác than theo Giấy phép khai thác khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; phát hiện, xử lý nghiêm hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN
1. Về thăm dò và khai thác than
- Tập trung thăm dò nâng cấp tài nguyên than hiện có; đẩy mạnh việc thăm dò các mỏ mới, đảm bảo công tác thăm dò luôn đi trước một bước;
- Đổi mới và áp dụng công nghệ thăm dò, khai thác than tiên tiến, đặc biệt đối với những khu vực nằm ở độ sâu lớn, điều kiện địa chất phức tạp; hài hòa với phát triển du lịch; gắn với nhiệm vụ củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.
- Khai thác an toàn, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên than; khai thác để phục vụ nhu cầu địa phương và trong nước; chú trọng công tác khai thác than bùn làm nhiên liệu và phân bón phục vụ nhu cầu của ngành nông, lâm nghiệp.
2. Về công tác an toàn và bảo vệ môi trường
- Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để kiểm soát hữu hiệu các yếu tố rủi ro trong sản xuất than.
- Phát triển ngành than trở thành ngành kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy; bảo vệ nước dưới đất; phòng, chống sụt, lún đất,...
- Nghiên cứu khai thác và sử dụng hiệu quả đất đá thải mỏ để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ môi trường ngành than gắn với mục tiêu giảm phát thải khí mà kính, hướng tới mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
1. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn các huyện/thành phố có khoáng sản than theo quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm thực hiện các dự án khai thác than đáp ứng nhu cầu của địa phương và trong nước.
2. Cấp Giấy phép môi trường đối với các dự án khai thác than đảm bảo đúng theo quy định.
3. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường điều tra, đánh giá trữ lượng các điểm mỏ than trên địa bàn; khoanh định và giao UBND tỉnh quản lý, cấp phép đối với các điểm mỏ than phân tán, nhỏ lẻ.
4. Tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ trong công tác thăm dò, khai thác than; quản trị tài nguyên than, quản trị môi trường, quản lý kỹ thuật an toàn và điều hành sản xuất than.
5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ranh giới mỏ và tài nguyên, khoáng sản trong quá trình quản lý, sản xuất, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ than.