Kế hoạch 713/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống và diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu | 713/KH-UBND |
Ngày ban hành | 02/04/2019 |
Ngày có hiệu lực | 02/04/2019 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Nguyễn Hữu Tháp |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 713/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 02 tháng 4 năm 2019 |
Thực hiện Chỉ thị số 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt,
Căn cứ tình hình thực tế và kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2019 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng, chống và diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2019 như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác phòng, chống và diệt chuột thường xuyên trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh, nhằm bảo vệ sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về năng suất, chất lượng cây trồng và nông sản do chuột gây ra, đồng thời bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường.
- Sẵn sàng các điều kiện, nguồn nhân lực, trang thiết bị, vật tư để huy động toàn bộ nông dân tham gia tích cực phong trào diệt chuột đồng loạt, đặc biệt ngăn chặn tác hại của chuột gây ra đối với sản xuất trồng trọt năm 2019, trước mắt là vụ Đông Xuân năm 2018-2019.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, phát động và tổ chức các đợt diệt chuột tập trung trên toàn địa bàn toàn tỉnh đúng thời điểm chuột chưa vào mùa sinh sản và giai đoạn chuyển tiếp giữa các mùa vụ sản xuất trong năm. Diệt chuột cả ngoài đồng và trong khu dân cư, các cánh đồng, bờ mương, đồi gò, các khu, cụm điểm công nghiệp, khu đất bỏ hoang;
- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp các ngành trong việc tổ chức diệt chuột tập trung đồng loạt, diệt trừ chuột phải đúng kỹ thuật, áp dụng các biện pháp tổng hợp; đảm bảo đúng tiến độ và thời gian, an toàn tuyệt đối cho người, gia súc, gia cầm và môi trường; ngăn chặn sự gây hại của chuột gây ra đối với sản xuất trồng trọt tới mức thấp nhất ngay từ đầu vụ sản xuất. Không sử dụng các loại thuốc hóa học độc hại để diệt chuột, tuyệt đối không sử dụng các thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục và các biện pháp gây nguy hiểm cho người, vật nuôi để diệt chuột.
1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân về tác hại của chuột đối với sản xuất nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng, để nhân dân chủ động tham gia phối hợp diệt chuột hiệu quả; đồng thời triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt.
2. Thường xuyên diệt chuột bằng các biện pháp thủ công như: Bẫy bán nguyệt, vợt, đập... vào thời điểm trước và sau chiến dịch diệt đồng loạt trên toàn địa bàn tỉnh Kon Tum. Phát động, tổ chức cộng đồng cùng tham gia diệt chuột trên từng ô bao, khu vực sản xuất ở tất cả các xã, thị trấn.
3. Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật diệt chuột bằng nhiều hình thức, trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến những kinh nghiệm hay, hiệu quả về các biện pháp diệt chuột để các địa phương và nhân dân biết thực hiện.
4. Theo dõi mùa vụ, trước mắt là vụ Đông Xuân năm 2018-2019 để xác định thời điểm diệt chuột hiệu quả bằng nhiều giải pháp. Ưu tiên các biện pháp dùng bẫy, đào hang, săn bắt, bẫy hàng rào,... để diệt chuột.
1. Tuyên truyền người dân
Tuyên truyền người dân ra quân đồng loạt, liên tục và đều khắp để diệt chuột hiệu quả, bảo vệ cây trồng; Tuyên truyền vận động người dân tích cực diệt chuột; xem công tác diệt chuột là nhiệm vụ thường xuyên, cần thiết góp phần giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.
2. Các biện pháp diệt chuột
a) Biện pháp thủ công: Tùy theo đặc điểm khu vực sản xuất hay dân cư để tiến hành biện pháp phù hợp:
* Đối với khu dân cư có thể áp dụng các biện pháp như: Dùng các loại bẫy diệt chuột như: Bẫy lồng sập, bẫy kẹp, bẫy bán nguyệt... hoặc dùng keo dính chuột. Chú ý đặt bẫy và keo dính chuột ngay tại các đường đi lại của chuột sẽ hiệu quả hơn.
* Đối với đồng ruộng:
- Vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nơi cư trú của chuột bằng cách: Phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven mương, bờ ruộng, tìm và phá các ổ chuột ở bờ ruộng ngay từ đầu vụ, dọn sạch rơm rạ, không để hoang hóa đồng ruộng;
- Săn bắt chuột bằng biện pháp thủ công như: Đào hang, đổ nước bắt chuột, xông khói, kết hợp với sử dụng chó và sử dụng các loại bẫy (Bầy lồng sập, bẫy kẹp, bẫy bán nguyệt đặt ở bờ mương, bờ ruộng, gần hang chuột và đường đi của chuột). Chú ý sau khi đào hang bắt chuột xong phải cho xác chuột vào hang và lấp hang lại để bảo vệ môi trường và hệ thống kênh mương thủy lợi, giao thông nội đồng.
b) Biện pháp sinh học: Sử dụng thuốc diệt chuột có nguồn gốc sinh học hoặc bả sinh học để diệt chuột ở khu dân cư, kho tàng, công sở, đối với biện pháp này để đảm bảo diệt chuột đạt hiệu quả cao chú ý dùng các loại thuốc diệt chuột sinh học có nguồn gốc rõ ràng có trong danh mục cho phép hiện hành theo quy định của pháp luật hiện hành. Vận động Nhân dân nuôi chó, mèo diệt chuột trên đồng ruộng; nghiêm cấm săn bắt các loại động vật là thiên địch của chuột như Rắn, chim Cú mèo, chim Cú lợn...
c) Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc diệt chuột trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam như: Cat 0,25 WP, RatK 2% DP, trộn với thức ăn chuột ưa thích như thóc ủ mầm, gạo rang, bắp, tôm, cua... làm bả diệt chuột. Đặt bả vào chiều tối và sáng sớm hôm sau phải thu dọn sạch sẽ bả thừa và xác chuột chết đem chôn ở những nơi cách xa nguồn nước sinh hoạt, xử lý bằng vôi bột, tránh gây ô nhiễm môi trường, tránh gây nguy hiểm cho người và vật nuôi. Chú ý khi dùng biện pháp này, nhất thiết phải mang các dụng cụ an toàn như khẩu trang, găng tay và không được để bả chung với các dụng cụ đựng thực phẩm, nước uống và phải thông báo rộng rãi cho người dân biết cụ thể về thời gian, địa điểm đặt bả để chủ động nhốt gia súc, gia cầm.
3. Thời gian tổ chức diệt chuột: Phát động chiến dịch diệt chuột tập trung cụ thể như sau: