ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NHÀ BÈ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 708/KH-UBND
|
Nhà Bè, ngày 20
tháng 4 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁC CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ GIAI ĐOẠN
2016-2020
Thực hiện Chương trình số 14-CTr/HU ngày 22 tháng
01 năm 2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy Nhà Bè về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các chợ
truyền thống trên địa bàn Huyện giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân huyện Nhà
Bè xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh của các chợ truyền thống trên địa bàn Huyện. Khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chợ truyền
thống trên địa bàn Huyện; tổ chức sắp xếp, bố trí lại ngành hàng trong chợ để tạo
thuận lợi cho việc kinh doanh của tiểu thương, phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu
dùng của nhân dân.
- Lập lại trật tự kỷ cương theo quy định
của pháp luật về hoạt động kinh doanh. Đảm bảo tại các chợ thông thoáng, an
toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ,
mỹ quan đô thị và bảo vệ lợi ích chính đáng của tiểu thương.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Chỉ tiêu
- Phấn đấu đến cuối quý 3/2016 hoàn
thành việc xây dựng chợ tạm Thủy hải sản tại ấp 6 xã Phú Xuân, theo mô hình
doanh nghiệp khai thác và quản lý để phục vụ tiêu dùng của nhân dân địa phương
và khách du lịch tuyến đường thủy của thành phố.
- Đến cuối năm 2016 hoàn thành việc
cải tạo, nâng cấp và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chợ Nhơn Đức,
chợ Phú Xuân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quản lý,
khai thác các chợ: Bờ Băng, Long Kiểng, Bà Chồi.
- Đến cuối năm 2017 hoàn thành việc
kiện toàn bộ máy quản lý theo mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh đầu
tư, quản lý, khai thác các chợ.
- Đến năm 2020 giải tỏa 100% các khu
vực, điểm mua bán tự phát, lấn chiếm lòng lề đường; vận động tiểu thương vào chợ
kinh doanh, buôn bán đúng nơi quy định. Trong đó, năm 2016 tập trung xử lý, vận
động, giải tỏa các điểm phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh
của tiểu thương tại các chợ như: khu vực chợ Phú Xuân; Mũi Nhà Bè; Cầu Mương
Chuối; Cầu Hiệp Phước (khu vực ấp 1 xã Long Thới); Cầu Rạch Dơi; Cầu Rạch Tôm;
Đường Lê Văn Lương ( đoạn ấp 3 và ấp 5 xã Phước Kiển).
2. Nhiệm vụ, giải pháp
- Xây dựng, nâng cấp, sửa chữa
các chợ. Duy tu, nâng cấp đối với các chợ có tuyến đường
vào chợ bị xuống cấp.Tiếp tục rà soát quy hoạch về chợ với quy hoạch xây dựng
đô thị để điều chỉnh cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Củng cố, nâng cao chất lượng
hoạt động của đội ngũ những người công tác, kinh doanh tại chợ.Tập
huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho Ban Quản lý, các lực lượng làm công tác tại
chợ để thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ, hoàn
chỉnh hồ sơ pháp lý đối với các chợ chưa được xác lập quyền sở hữu; bố trí, sắp
xếp lại các ngành hàng theo phân khu chức năng của chợ để thuận tiện trong mua
bán.
- Tăng cường quản lý Nhà nước trong thực hiện văn
minh thương mại, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và phòng chống
cháy nổ. Tuyên truyền, vận động tiểu thương thực hiện văn
minh thương mại.
- Tập trung giải tỏa các điểm mua bán
tự phát. Kiên quyết giải tỏa những trường hợp kinh doanh tự phát, lấn
chiếm lòng lề đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Tập trung tuyên truyền và công khai
cho người dân, tiểu thương các chính sách, quy định về các
loại thuế, phí, lệ phí, cũng như về chính sách hỗ trợ miễn, giảm thuế, phí khác
khi tham gia đầu tư, quản lý, kinh doanh tại các chợ. Đẩy mạnh việc thực hiện
cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
- Thực hiện xã hội hóa trong
việc đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác hoạt động kinh doanh tại các chợ
III. GIẢI PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân
dân các xã, thị trấn
Chủ động tham mưu cho Đảng ủy xã, thị
trấn đưa nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh chợ vào hoạt động thường xuyên của
cấp ủy, xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
Tổ chức các buổi tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, đối
thoại giữa lãnh đạo Huyện, các xã, thị trấn với tiểu thương về giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị chính đáng
của tiểu thương.
Đối với chợ chưa có hoặc chưa lập hồ sơ về quyền sử
dụng đất thì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường xác lập chủ quyền sử dụng
đất, hoàn chỉnh thủ tục pháp lý của các chợ và thông tin đến
tiểu thương biết để thuận lợi cho việc ký hợp đồng thuê sạp giữa Ban Quan lý chợ
với tiểu thương.
Đối với chợ khi sửa chữa, nâng cấp thì bố trí, sắp
xếp lại các ngành hàng theo phân khu chức năng, diện tích sạp đảm bảo theo quy
định. Nguồn kinh phí thực hiện cải tạo, sửa chữa lại chợ theo hướng: mời gọi
các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhân dân, tiểu thương cùng tham gia hoặc tạm ứng
từ nguồn kinh phí ngân sách. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng
cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về chủ
trương xã hội hóa trong việc đầu tư, quản lý, khai thác chợ nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của người dân. Đồng thời tiếp tục vận động người dân tích cực tham
gia Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đối với xã có chợ đã thực hiện xã hội hóa thì tập
trung quản lý theo quy định và thực hiện các hình thức hỗ trợ phù hợp, đảm bảo
hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp với tiểu thương để nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Đối với các chợ có tiếp giáp với giao thông đường
thủy cần nghiên cứu khai thác bến đường thủy để thu hút
hàng hóa từ các tỉnh về chợ buôn bán làm phong phú nguồn hàng phục vụ nhân dân.
Đối với các tuyến đường vào chợ bị xuống cấp thì Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
có kế hoạch đề nghị phân bổ nguồn vốn để duy tu nâng cấp.
Chọn người có kinh nghiệm, uy tín trong điều hành,
quản lý chợ tham gia vào Ban Quản lý chợ để quản lý, điều hành, khai thác việc
kinh doanh hiệu quả.
Hướng dẫn Ban Quản lý chợ ký kết hợp đồng thuê địa
điểm kinh doanh với các tiểu thương và thực hiện quản lý đúng theo nội quy và hợp
đồng đã ký.
Phối hợp tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ
cho lực lượng làm nhiệm vụ tại chợ như: cán bộ Ban Quản lý chợ, bảo vệ, nhân
viên tạp vụ để thực hiện tốt công việc được giao.
Công khai các chính sách hỗ trợ như miễn giảm thuế,
phí, lệ phí... cũng như các hỗ trợ khác đối với tiểu thương khi tham gia buôn
bán tại chợ.
Vận động các hộ có nhà ở dọc theo các tuyến đường
giao thông cam kết kinh doanh buôn bán không lấn chiếm lòng lề đường, đăng ký
vào chợ buôn bán và kinh doanh phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Kiên quyết xử lý và giải tỏa các điểm, khu vực kinh doanh tự phát, các hộ kinh
doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Xử lý các xe 3-4 bánh tự chế,
xe không có giấy tờ hợp pháp buôn bán và lưu thông trên đường.
Giải quyết dứt điểm các điểm mua bán, kinh doanh tự
phát, không để phát sinh điểm buôn bán lấn chiếm lòng lề đường mới,
tái lấn chiếm sau giải tỏa.
(Đính kèm 19 điểm mua bán tự
phát trên địa bàn Huyện).
2. Ban Quản lý chợ
Gương mẫu và thực hiện nghiêm
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý chợ theo quy định. Vận động bà
con tiểu thương buôn bán đúng nơi quy định. Lắng nghe và kịp thời phản ánh những
tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của tiểu thương đối với Ủy ban nhân dân các xã, thị
trấn và các ngành chức năng về hoạt động chợ.
Tuyên truyền, vận động tiểu thương thực
hiện văn minh thương mại như: bán hàng niêm yết giá và bán theo giá niêm yết,
văn minh, lịch sự khi tiếp thị chào mời khách; cân đúng, cân đủ khi bán hàng;
không bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất
xứ. Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường,
phòng chống cháy nổ, nghĩa vụ thuế.v.v.
Khảo sát nhu cầu vay vốn của tiểu
thương đề xuất Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn kết nối với các tổ chức tín dụng
hỗ trợ cho tiểu thương vay vốn kinh doanh.
Xây dựng các tổ ngành hàng trong chợ
để tiểu thương có điều kiện sinh hoạt, trao đổi, bàn giải pháp kinh doanh. Xác
định mặt hàng chủ lực để xây dựng thương hiệu của chợ.
Tuyên truyền, vận động tiểu
thương thực hiện chương trình bình ổn thị trường gắn với cuộc vận
động “ người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; kinh
doanh các mặt hàng sản xuất trong nước, chất lượng cao; tạo
điều kiện cho các tổ chức, cá nhân mở các điểm, cửa hàng tại các chợ bán các mặt
hàng theo chương trình bình ổn giá của Thành phố nhằm góp phần phát triển kinh
tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo các chính sách an sinh - xã hội, ổn định cuộc sống
của người dân.
Ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh
với tiểu thương, đồng thời thực hiện quản lý theo đúng nội quy, quy định về hoạt
động chợ. Xem xét chấm dứt hợp đồng thuê đối với những tiểu thương vi phạm các
điều khoản quy định trong hợp đồng và không còn có nhu cầu buôn bán tại chợ.
Đối với các chợ có sức mua thấp,
Ban Quản lý chợ nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban nhân dân xã, thị
trấn tổ chức thực hiện các hình thức kích cầu phù hợp.
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo
tình hình hoạt động kinh doanh tại chợ định kỳ hàng tháng cho Ủy ban nhân dân
các xã, thị trấn, Phòng Kinh tế Huyện và Phòng Quản lý thương mại thuộc Sở Công
thương theo quy định.
3. Phòng Kinh tế
Phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc
Sở Công thương, Sở Khoa học công nghệ tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho Ban Quản
lý chợ, tiểu thương về kỹ năng quản lý, trưng bày, bán hàng và tuân thủ các quy
định của pháp luật trong kinh doanh.
Phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị
trấn hỗ trợ tiểu thương tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi từ các
ngân hàng, tổ chức tín dụng phục vụ đầu tư kinh doanh tại chợ.
Hỗ trợ các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ
tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng, các chính sách
hỗ trợ của Chính phủ, Thành phố và Huyện trong đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất
chợ.
Tham mưu cho Thường trực Ủy
ban nhân dân Huyện về công tác phối hợp, hỗ
trợ Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn về nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh chợ, cũng như kiểm tra, vận động và xử lý các điểm, khu vực
kinh doanh tự phát trên địa bàn xã, thị trấn về chấp hành pháp luật trong hoạt
động kinh doanh, thương mại.
Hỗ trợ Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
trong việc sắp xếp, bố trí ngành hàng kinh doanh trong chợ nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh cho tiểu thương.
Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, thị
trấn, Ban Quản lý chợ lập và hoàn chỉnh thủ tục pháp lý của các chợ theo quy định.
Chủ trì, tham mưu Thường trực Ủy ban
nhân dân Huyện duy trì họp giao ban hàng tháng, họp sơ kết rút kinh nghiệm hàng
năm và tổng kết vào cuối giai đoạn. Theo dõi, báo cáo Ủy
ban nhân dân Huyện tiến độ thực hiện. Định kỳ vào ngày 10
hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Ủy ban nhân dân Huyện.
Phụ trách địa bàn: Xã Nhơn Đức
4. Phòng Quản lý
đô thị
Phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã,
thị trấn tập trung xử lý các trường hợp buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường gây mất
mỹ quan đô thị. Phân công, bố trí lực lượng trực tại các khu vực trọng điểm để
phối hợp xử lý kịp thời.
Tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện kế hoạch
nâng cấp các đường vào chợ đã xuống cấp và đề xuất hướng lưu thông cho khu vực
gần với đường vào chợ; gắn các biển cấm kinh doanh, mua bán tại các khu vực thường
xuyên xảy ra buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường để đảm bảo an toàn giao thông.
Tiếp tục rà soát quy hoạch về chợ với
quy hoạch xây dựng đô thị để điều chỉnh cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế
- xã hội của huyện.
Phụ trách địa bàn: Xã Phú Xuân
5. Phòng Tư pháp
Phối hợp các ngành chức năng của Huyện
in ấn, phát hành tờ rơi tuyên truyền về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực
kinh doanh buôn bán theo quy định của pháp luật để Ủy ban nhân dân các xã, thị
trấn tuyên truyền đến từng hộ kinh doanh.
Tham mưu cho Hội đồng tuyên truyền phổ
biến giáo dục pháp luật của Huyện tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan
việc sản xuất, kinh doanh, buôn bán đến tiểu thương, nhân dân.
Hỗ trợ thẩm định dự thảo hợp đồng
thuê địa điểm kinh doanh giữa Ban Quản lý chợ với tiểu thương theo quy định của
pháp luật.
Phụ trách địa bàn: Xã Long Thới
6. Công an Huyện
Xử lý và phối hợp xử lý các trường
hợp buôn bán, dừng đổ xe không đúng nơi quy định, lấn chiếm lòng lề đường ảnh
hưởng đến trật tự an toàn giao thông. Phân công, bố trí lực lượng lưu động xử lý
các khu vực trọng điểm tại các xã, thị trấn.
Chỉ đạo Công an các xã, thị trấn xây
dựng kế hoạch phối hợp với Ban Quản lý chợ về đảm bảo an ninh trật tự tại chợ. Phối
hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn kiên quyết xử lý các xe 3-4 bánh tự chế,
xe không có giấy tờ hợp pháp buôn bán và lưu thông trên đường.
Phụ trách địa bàn: Thị trấn Nhà
Bè
7. Chi cục thuế
Hỗ trợ các xã, thị trấn trong việc miễn,
giảm thuế đối với tiểu thương kinh doanh, buôn bán trong chợ.
Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp
kinh doanh, buôn bán không nộp hoặc không kê khai nộp thuế.
Phụ trách địa bàn: Xã Phước Lộc
8. Phòng Tài
nguyên và Môi trường
Hỗ trợ Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
và Ban Quản lý chợ kiểm tra, xử lý các điểm buôn bán tự phát trên địa bàn gây ô
nhiễm môi trường và thực hiện các giải pháp giữ gìn vệ sinh môi trường tại chợ.
Tiếp tục phối hợp các ngành chức năng
của thành phố xác lập quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tại các chợ.
Phụ trách địa bàn: Xã Phước Kiển
9. Đội Quản lý Thị
trường
Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các chợ về chấp hành pháp luật trong hoạt động
kinh doanh, thương mại, kịp thời xử lý hàng gian, hàng giả, hàng không rõ nguồn
gốc xuất xứ theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân Huyện và Ban Chỉ đạo 389 Thành phố.
Phụ trách địa bàn: Xã Hiệp Phước
10. Phòng Tài
chính - Kế hoạch
Thực hiện kiểm tra việc niêm yết giá
và bán đúng giá niêm yết, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp
luật. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn về công tác thu- chi và miễn giảm,
quản lý các loại phí tại chợ theo đúng quy định.
Vận dụng các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để tham mưu đề
xuất Ủy ban nhân dân Huyện phân bổ vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo lại chợ hoặc đề
xuất nguồn kinh phí tạm ứng để nâng cấp, sửa chữa lại chợ; phân bổ nguồn vốn để
duy tu các tuyến đường vào chợ xuống cấp.
Cân đối ngân sách (theo dự toán của
các đơn vị) hỗ trợ kinh phí hoạt động của các đơn vị và lực lượng thực hiện nhiệm
vụ tại các xã, thị trấn trong việc sắp xếp, nâng cao hiệu quả kinh doanh chợ; vận
động, xử lý và giải tỏa các điểm, khu vực kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng, lề
đường.
Phụ trách địa bàn: Thị trấn Nhà
Bè
11. Phòng Y tế
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao năng lực, kiến thức của tiểu thương và cán bộ quản lý chợ về an toàn
thực phẩm, từng bước xây dựng văn minh thương mại và nâng cao chất lượng phục vụ
tại chợ.
Tập trung công tác tuyên truyền các
quy định về an toàn thực phẩm đến tiểu thương kinh doanh thực phẩm.
Hỗ trợ hướng dẫn tiểu thương kinh
doanh thực phẩm thực hiện đúng các quy trình về sản xuất, chế biến, kinh doanh
thực phẩm an toàn.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý về
vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ, các điểm kinh doanh, buôn bán.
Phụ trách địa bàn: Xã Phú Xuân
12. Trạm Thú y
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động,
kiểm tra và cương quyết xử lý về vệ sinh an toàn thực phẩm ở các điểm kinh
doanh, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn Huyện.Trong đó, tập trung
kiểm tra, xử lý nguồn gốc sản phẩm, điều kiện kinh doanh và kinh doanh gia súc,
gia cầm.v.v.
Đề nghị các lò giết mổ gia súc, gia cầm
trên địa bàn Thành phố không cung ứng nguồn hàng tại các khu vực, điểm kinh
doanh tự phát trên địa bàn các xã, thị trấn.
Phụ trách địa bàn: Xã Long Thới
13. Trung tâm
Văn hóa và Đài Truyền thanh
Tăng cường công tác tuyên truyền bằng
nhiều hình thức như: xe loa, băng rôn, pa nô cổ động trực quan...có nội dung
tuyên truyền về buôn bán đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ gìn vệ sinh môi
trường, thực hiện nếp sống văn minh - mỹ quan đô thị.
Thường xuyên mở chuyên trang, chuyên
mục, viết bài, đưa tin và dành thời lượng thích hợp để tuyên truyền trên hệ thống
truyền thanh về chủ trương, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các chợ;
vận động tiểu thương buôn bán chấp hành đúng quy định của pháp luật; buôn bán
không lấn chiếm lòng lề đường; ưu tiên mua bán hàng trong nước; hàng có nguồn gốc
xuất xứ.
Phụ trách địa bàn: Xã Phước Kiển
14. Phòng Văn
hóa và Thông tin
Tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện hướng
dẫn, triển khai nội dung tuyên truyền đến nhân dân và tiểu thương mua bán không
lấn chiếm lòng lề đường.
Phối hợp với Ủy
ban nhân dân các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra việc
treo, đặt bảng hiệu, bảng quảng cáo đúng quy định.
Tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Huyện thường xuyên phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện có hiệu
quả các nội dung trọng tâm xây dựng các tuyến đường chính trên địa bàn huyện
Nhà Bè đạt chuẩn văn minh - mỹ quan đô thị.
Phụ trách địa bàn: Xã Phước Lộc
15. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện: Tuyên
truyền, vận động, phát huy vai trò gương mẫu của đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong việc thực hiện không kinh doanh, mua bán lấn
chiếm lòng lề đường.
Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân
dân Huyện về nâng cao hiệu quả kinh doanh các chợ trên địa bàn huyện Nhà Bè. Đề
nghị các đơn vị có liên quan triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch
này./.
Nơi nhận:
- Sở Công thương;
- TT. HU;
- TT.UBND Huyện;
- Các Ban Huyện ủy, VP.HU;
- MTTQ và các Đoàn thể Huyện;
- Các phòng, ban, đơn vị thuộc Huyện;
- UBND các xã, thị trấn;
- BQL các chợ;
- Lưu.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Hòa An
|