Kế hoạch 685/KH-CHK về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường hàng không năm 2021 do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
Số hiệu | 685/KH-CHK |
Ngày ban hành | 25/02/2021 |
Ngày có hiệu lực | 25/02/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Cục Hàng không Việt Nam |
Người ký | Đinh Việt Sơn |
Lĩnh vực | Thương mại,Giao thông - Vận tải |
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 685/KH-CHK |
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2021 |
VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ QUA ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG NĂM 2021
1. Mục đích
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, Kế hoạch số 11/KH-BCĐ389 ngày 08/8/2018 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; Công văn số 9485/BGTVT-VT ngày 24/8/2018 của Bộ GTVT về quán triệt tổ chức thực hiện Kế hoạch số 11/KH-BCĐ389; Quyết định số 07/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2021 của Bộ GTVT ban hành Kế hoạch hành động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2021 của Bộ GTVT; Công văn số 968/BGTVT-VT ngày 02/02/2021 của Bộ GTVT về việc triển khai văn bản số 35/VPTT-TH ngày 27/01/2021 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tiếp tục tăng cường phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới, cửa khẩu, vùng biên; Quyết định số 382/QĐ-BGTVT ngày 07/7/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch 410/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; Công văn số 1492/BGTVT-VT ngày 24/02/2021 của Bộ GTVT về triển khai văn bản số 03/BCĐ389-VPTT ngày 08/02/2021 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu; Công văn số 1474/BGTVT-VT ngày 21/02/2020 của Bộ GTVT về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng phòng chống dịch bệnh Corona (2019-nCoV) và cúm A (H5N1); Công văn số 281/BGTVT-VT ngày 02/6/2020 của Bộ GTVT về tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, phòng chống dịch Covid-19; Quyết định số 1928/QĐ-BGTVT ngày 13/10/2020 của Bộ GTVT ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch 399/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử đến các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan, các đơn vị nhằm phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa bằng đường hàng không, trong đó tập trung vào việc kiểm tra, xử lý các hành vi buôn bán hàng giả, vận chuyển trái phép vũ khí, ma túy, pháo nổ, tiền giả, xăng dầu, động vật hoang dã, vàng, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp, dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, trang thiết bị vật tư y tế phục vụ chống dịch bệnh Covid-19.... qua đường hàng không.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý của các đơn vị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không về những nguy hại của hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân.
2. Yêu cầu
Các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không tổ chức quán triệt, phân công quản lý có trách nhiệm tăng cường chỉ đạo, đôn đốc và tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao; xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các cán bộ, công chức viên chức, người lao động trong ngành hàng không.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai các văn bản, các quy định của pháp luật về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tới cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan quản lý nhà nước và các cấp quản lý, nhân viên của các doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không bảo kê, tiếp tay, chứa chấp hàng lậu, không tiêu dùng hàng lậu, hàng giả.
Tăng cường xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường hàng không, đặc biệt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc phạm vi trách nhiệm.
Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời và hiệu quả giữa các lực lượng chức năng, các đơn vị có liên quan trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Các cơ quan, đơn vị trong ngành xây dựng Kế hoạch của đơn vị với các nội dung trọng tâm sau:
1. Xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của đơn vị và của tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành hàng không; phải tập trung đấu tranh trên cả ba lĩnh vực: buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Phân công lực lượng làm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và gắn trách nhiệm của người đứng đầu từ cấp tổ đội trở lên; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan quản lý nhà nước, các cấp quản lý và nhân viên của các doanh nghiệp tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là người đứng đầu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
3. Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ kiểm tra, giám sát an ninh hàng không tại tất cả các đơn vị; không trùng lắp, không gây phiền hà cho nhân viên khi làm việc và hành khách đi tàu bay nhưng cũng không bỏ hở. Kịp thời kiến nghị các khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
4. Rà soát các quy trình kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không tại các cổng, cửa, đặc biệt là các lối đi nội bộ; quy trình giám sát camera; quy trình phục vụ hàng hóa, hành lý; quy trình kiểm tra, giám sát tàu bay tại hangar; quy trình thực hiện cung cấp xăng dầu, suất ăn; quy trình kiểm tra an ninh tàu bay của đội ngũ tiếp viên... đảm bảo chặt chẽ không tạo khe hở để đối tượng thực hiện các hành vi vi phạm.
5. Đội ngũ cán bộ các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ưu tiên kiểm tra đột xuất các vị trí, đối tượng có điều kiện thực hiện hoặc tiếp tay cho hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; kết hợp có hiệu của công tác kiểm tra, giám sát trong công tác phòng, chống mất cắp tài sản vận chuyển bằng đường hàng không với công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
6. Thực hiện chặt chẽ, hiệu quả công tác phối hợp giữa các đơn vị trong ngành hàng không với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Hải quan... trong công tác năm phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, công tác kiểm tra, giám sát, cách phân biệt hàng thật-hàng giả.
7. Tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức các quy định của pháp luật, chính sách không vận chuyển và không tiếp tay cho vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hoặc hàng hóa không rõ xuất xứ đến các tổ chức, cá nhân liên quan.
8. Kết hợp chặt chẽ các biện pháp phòng, chống mất cắp tài sản trong hành lý, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không với công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
1. Các Cảng vụ hàng không: miền Bắc, miền Trung, miền Nam
Triển khai thực hiện và giám sát công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc khu vực quản lý.
Yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong khu vực cảng hàng không, sân bay thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tăng cường kiểm tra, giám sát tại các vị trí nhạy cảm như điểm kiểm tra an ninh hàng không; khu vực phục vụ hành lý, hàng hóa; khu vực sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay; khu vực tập kết đồ vật, dụng cụ của suất ăn phục vụ trên tàu bay nhất là các chuyến bay quốc tế; trên tàu bay... nhằm kịp thời phát hiện bắt giữ khi có hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa bằng đường hàng không.
2. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn