ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 649/KH-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 09
tháng 11 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 193-KH/TU CỦA TỈNH ỦY BẮC KẠN VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ
42-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
Căn cứ Kế hoạch số 193-KH/TU ngày 23/6/2020 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
hậu quả thiên tai (sau đây gọi là Kế hoạch số 193-KH/TU ngày 23/6/2020):
Để cụ thể hóa nội dung Kế hoạch số 193-KH/TU ngày
23/6/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai có hiệu quả các nội dung Kế hoạch số
193-KH/TU ngày 23/6/2020, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp để tổ
chức thực hiện, đồng thời đảm bảo phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các ngành
các cấp trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần ổn định,
nâng cao đời sống của người dân trước diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, cực
đoan và bất thường; tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội.
2. Yêu cầu
Công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai được triển khai đồng bộ quyết liệt có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa
các cơ quan đơn vị, các nội dung được cụ thể, chi tiết, triển khai phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị địa phương.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU
1. Tăng cường công tác chỉ đạo,
lãnh đạo
Xác định công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội. Thường xuyên quán triệt tuyên truyền việc chủ động
phòng ngừa là chính, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp, tôn trọng quy
luật tự nhiên, thay đổi tư duy phát triển, bảo đảm phát triển bền vững.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an
toàn.
Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục
về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng
ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tạo sự thống nhất giữa các ngành,
chính quyền các cấp và toàn xã hội cả về nhận thức, hành động trước tác động
tiêu cực ngày càng phức tạp của thiên tai.
Nâng cao kiến thức, năng lực cho lãnh đạo, cán bộ,
các cấp; nhất là ở cấp cơ sở phải có trách nhiệm thông tin, hướng dẫn kỹ năng
nhận biết và cách thức xử lý tình huống ứng phó thiên tai cho cộng đồng, đặc biệt
là các đối tượng dễ bị tổn thương.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính
sách
Rà soát, vận dụng, cụ thể hóa cơ chế, chính sách của
cấp có thẩm quyền để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành.
Hoàn thiện cơ chế vận hành Quỹ phòng, chống thiên
tai, bảo hiểm rủi ro thiên tai, dịch vụ dự báo, theo dõi, giám sát, đánh giá
tác động rủi ro thiên tai.
Lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai vào kế hoạch phát triển của tỉnh theo hướng kết hợp đa mục tiêu,
hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, thích ứng với đặc điểm của từng
khu vực.
3. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh
báo, theo dõi, giám sát thiên tai
Ưu tiên, đầu tư hệ thống theo dõi, giám sát thiên
tai chuyên dùng chuẩn hoá và hiện đại.
Ưu tiên, đầu tư hệ thống dự báo khí tượng thủy văn.
Tăng cường rà soát, cập nhật kịch bản biến đổi khí
hậu, dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước, nhất là các tuyến sông liên tỉnh
(sông Cầu, sông Năng).
Kịp thời rà soát, đề xuất với Trung ương điều chỉnh,
bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp độ rủi ro thiên tai để phù hợp
với đặc điểm của tỉnh.
4. Huy động và sử dụng hiệu quả
nguồn lực
Đa dạng hoá việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn
lực theo phân cấp, đúng thẩm quyền. Bố trí nguồn chi ngân sách hợp lý, kết hợp
xã hội hoá các nguồn lực hợp pháp để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,
lốc, mưa đá, hạn hán... Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành trong việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực. Kết hợp sử
dụng có hiệu quả nguồn lực của tỉnh, nguồn hỗ trợ từ Trung ương và vốn ODA (vốn
vay nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế) để thực hiện kế hoạch,
chương trình, dự án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa
bàn tỉnh.
Ưu tiên bố trí ngân sách tập trung xử lý dứt điểm
các khu vực trọng điểm về sạt lở, công trình phòng chống thiên tai bị xuống cấp,
công trình hồ chứa nước không đảm bảo an toàn.
Khẩn cấp di dời dân cư vùng thiên tai đến khu vực
an toàn, gắn với sinh kế bền vững.
Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của
cơ quan tham mưu phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó với thiên tai các cấp, nhất
là cơ quan cấp tỉnh.
Rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, tùng bước đầu tư
xây dựng, nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của hệ thống kết cấu hạ tầng,
trong đó chú trọng đầu tư, nâng cấp công trình ngầm, tràn qua sông, suối để đảm
bảo cho nhân dân đi lại thuận lợi và an toàn.
Tăng cường quản lý, kiểm soát, không để người dân
làm nhà, xây dựng công trình lấn chiếm lòng sông, suối, hành lang bảo vệ công
trình phòng chống thiên tai, công trình thủy lợi, khu vực rủi ro thiên tai.
5. Củng cố, kiện toàn lực lượng
làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ tỉnh đến cơ sở
Từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý
nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo hướng
tập trung, thống nhất, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục tình trạng
phân tán, chồng chéo.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan phòng, chống
thiên tai các cấp theo hướng chuyên trách, trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ
máy hiện có, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, kỹ
năng nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của lực lượng cứu hộ, cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện và lực lượng xung kích
phòng, chống thiên tai cấp xã.
Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng đang hoạt động
tại các cấp, ngành. Củng cố, bổ sung nguồn lực, trang thiết bị thiết yếu để từng
bước nâng cao năng lực, kỹ năng xử lý linh hoạt các tình huống thiên tai theo
phương châm “bốn tại chỗ” phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, địa
phương.
Phân công trách nhiệm rõ ràng và xây dựng cơ chế phối
hợp chặt chẽ giữa lực lượng quân đội, công an, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
đoàn thể, quần chúng để xây dựng kế hoạch, phương án, kịch bản phòng ngừa, ứng
phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm tính khả thi, thiết thực và sát thực
tiễn.
Bảo đảm nguồn lực, điều kiện hoạt động cho cơ quan
và lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai cùng
cấp, đặc biệt là lực lượng xung kích ở cấp xã.
6. Ứng dụng khoa học công nghệ
và thúc đẩy hợp tác
Xác định việc ứng dụng khoa học công nghệ là nhiệm
vụ, giải pháp then chốt và hiệu quả trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai.
Ưu tiên mua sắm, trang bị công nghệ quan trắc, theo
dõi, giám sát, cảnh báo sớm, chỉ đạo điều hành, ứng phó với thiên tai. Tập trung
ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hoá trong quản lý, khai thác, vận hành cơ
sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ chỉ đạo điều hành.
Thúc đẩy hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm với các tỉnh thuộc Tiểu ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Cầu trong
công tác phòng, chống thiên tai.
Thực thi có hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt
Nam tham gia về công tác phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại địa
phương.
7. Phát huy mạnh mẽ vai trò của
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và nhân dân
Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể
phát huy vai trò tập hợp lực lượng trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
hậu quả thiên tai; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng
cao nhận thức, năng lực, tính chủ động cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp
nhân dân về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp phòng ngừa, ứng
phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong tổ chức của mình. Huy động và phân bố
các nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ đảm bảo hợp lý, tuân thủ theo quy định. Phối hợp
với các cơ quan truyền thông giới thiệu, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm
hay, gương điển hình trong công tác này.
III. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
Huy động nguồn lực từ nguồn ngân sách nhà nước, Quỹ
Phòng chống thiên tai, các nguồn lực hợp pháp khác và lồng ghép vào chức năng
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các sở, ngành, đơn vị và đoàn thể của tỉnh, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào nội dung kế hoạch chủ động triển khai
thực hiện, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị, địa phương.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp báo cáo việc thực hiện kế hoạch
theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền; Giao Sở Tài chính thẩm định dự toán thực hiện
trên cơ sở có đề xuất của các đơn vị, địa phương liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh
cấp kinh phí để triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- MTTQ VN tỉnh;
- QCT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố,
- LĐVP;
- VPTT BCH PCTT & TKCN tỉnh;
- Lưu: VT, Hoàn.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đỗ Thị Minh Hoa
|
TỔNG HỢP NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 193-KH/TU CỦA TỈNH ỦY BẮC KẠN VỀ THỰC
HIỆN CHỈ THỊ SỐ 42-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI
VỚI CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Kèm theo Kế hoạch số 649/KH-UBND ngày 09/11/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
STT
|
Các nhiệm vụ
|
Đơn vị Chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian hoàn
thành
|
Ghi chú
|
1
|
Tăng cường công tác chỉ
đạo, lãnh đạo
|
|
|
|
|
|
Xác định công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội. Thường xuyên Quán triệt tuyên truyền việc chủ động
phòng ngừa là chính, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp, tôn trọng
quy luật tự nhiên, thay đổi tư duy phát triển, bảo đảm phát triển bền vững.
|
Các đơn vị, sở
ngành, địa phương
|
|
Thực hiện hằng năm
|
|
|
Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an
toàn.
|
Các đơn vị, sở
ngành, địa phương
|
|
Thực hiện hằng năm
|
|
|
Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục
về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng
ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tạo sự thống nhất giữa các ngành,
chính quyền các cấp và toàn xã hội cả về nhận thức, hành động trước tác động
tiêu cực ngày càng phức tạp của thiên tai.
|
Sở Thông tin và
Truyền thông
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Thực hiện hằng năm
|
|
|
Nâng cao kiến thức, năng lực cho lãnh đạo, cán bộ
các cấp, nhất là ở cấp cơ sở phải có trách nhiệm thông tin, hướng dẫn kỹ năng
nhận biết và cách thức xử lý tình huống ứng phó thiên tai cho cộng đồng, đặc
biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT; UBND các huyện, thành phố
|
các Sở, ngành,
phòng, ban liên quan
|
Thực hiện Hằng năm
|
|
2
|
Hoàn thiện cơ chế,
chính sách.
|
|
|
Thực hiện hằng năm
|
|
|
Rà soát, vận dụng, cụ thể hóa cơ chế, chính sách của
cấp có thẩm quyền để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Thực hiện hằng năm
|
|
|
Hoàn thiện cơ chế vận hành Quỹ phòng, chống thiên
tai, bảo hiểm rủi ro thiên tai, dịch vụ dự báo, theo dõi, giám sát, đánh giá
tác động rủi ro thiên tai.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Năm 2020 và các
năm tiếp theo
|
|
|
Lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
hậu quả thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng
kết hợp đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, thích ứng
với đặc điểm của từng khu vực.
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Thực hiện hằng năm
|
|
3
|
Nâng cao năng lực dự
báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai
|
|
|
|
|
|
Ưu tiên đầu tư hệ thống theo dõi, giám sát thiên
tai chuyên dùng chuẩn hóa và hiện đại.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Năm 2021 và các năm
tiếp theo
|
|
|
Tăng cường rà soát, cập nhật kịch bản biến đổi
khí hậu, dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước, nhất là các tuyến sông liên
tỉnh (sông Cầu, sông Năng).
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Năm 2021 và các
năm tiếp theo
|
|
|
Ưu tiên, đầu tư hệ thống dự báo khí tượng thủy
văn.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT; Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Năm 2021 và các
năm tiếp theo
|
|
|
Kịp thời rà soát, đề xuất với Trung ương điều chỉnh,
bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp độ rủi ro thiên tai để phù hợp
với đặc điểm của tỉnh.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Thường xuyên
|
|
4
|
Huy động và sử dụng hiệu
quả nguồn lực
|
|
|
|
|
|
Đa dạng hoá việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn
lực theo phân cấp, đúng thẩm quyền. Bố trí nguồn chi ngân sách hợp lý, kết hợp
xã hội hoá các nguồn lực hợp pháp để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục
hậu quả thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở
đất, lốc, mưa đá, hạn hán... Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản
lý nhà nước chuyên ngành trong việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực. Kết
hợp sử dụng có hiệu quả nguồn lực của tỉnh, nguồn hỗ trợ từ Trung ương và vốn
ODA (vốn vay nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế) để thực
hiện kế hoạch, chương trình, dự án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai trên địa bàn tỉnh.
|
Sở Tài chính
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Hằng năm
|
|
|
Ưu tiên bố trí ngân sách tập trung xử lý dứt điểm
các khu vực trọng điểm về sạt lở, công trình phòng chống thiên tai bị xuống cấp,
công trình hồ chứa nước không đảm bảo an toàn.
|
Sở Tài chính
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Hằng năm
|
|
|
Khẩn cấp di dời dân cư vùng thiên tai đến khu vực
an toàn, gắn với sinh kế bền vững.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT, UBND các huyện, thành phố
|
các Sở, ngành,
phòng, ban liên quan
|
Hằng năm
|
|
|
Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị kết
nối trực tuyến của cơ quan tham mưu phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó với
thiên tai các cấp, nhất là cơ quan cấp tỉnh.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Năm 2021 và các
năm tiếp theo
|
|
|
Rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, từng bước đầu tư
xây dựng, nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của hệ thống kết cấu hạ tầng,
trong đó chú trọng đầu tư, nâng cấp công trình ngầm, tràn qua sông, suối để đảm
bảo cho nhân dân đi lại thuận lợi và an toàn.
|
Các đơn vị, Sở,
ngành địa phương, theo chức năng nhiệm vụ
|
|
Hằng năm
|
|
|
Tăng cường quản lý, kiểm soát, không để người dân
làm nhà, xây dựng công trình lấn chiếm lòng sông, suối, hành lang bảo vệ công
trình phòng chống thiên tai, công trình thủy lợi, khu vực rủi ro thiên tai.
|
Sở Xây dựng; UBND các
huyện, thành phố
|
Các Sở ngành,
phòng, ban liên quan
|
Thường xuyên
|
|
5
|
Củng cố, kiện toàn lực
lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ tỉnh đến
cơ sở
|
|
|
|
|
|
Từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản
lý nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo
hướng tập trung, thống nhất, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục tình
trạng phân tán, chồng chéo.
|
Sở Nội vụ
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Năm 2021 và các
năm tiếp theo
|
|
|
Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan phòng, chống
thiên tai các cấp theo hướng chuyên trách, trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ
máy hiện có, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, kỹ
năng nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
|
Sở Nội vụ
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Năm 2021 và các
năm tiếp theo
|
|
|
Chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của lực lượng cứu hộ, cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện và lực lượng xung
kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
|
Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Hằng năm
|
|
|
Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng đang hoạt
động tại các cấp, ngành. Củng cố, bổ sung nguồn lực, trang thiết bị thiết yếu
để từng bước nâng cao năng lực, kỹ năng xử lý linh hoạt các tình huống thiên
tai theo phương châm “bốn tại chỗ” phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng
đơn vị, địa phương.
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
|
Thường xuyên
|
|
|
Phân công trách nhiệm rõ ràng và xây dựng cơ chế
phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng quân đội, công an, Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức đoàn thể, quần chúng để xây dựng kế hoạch, phương án, kịch bản phòng ngừa,
ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm tính khả thi, thiết thực và sát
thực tiễn.
|
Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Hằng năm
|
|
|
Bảo đảm nguồn lực, điều kiện hoạt động cho cơ
quan và lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
cùng cấp, đặc biệt là lực lượng xung kích ở cấp xã.
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
|
Thường xuyên
|
|
6
|
Ứng dụng khoa học công
nghệ và thúc đẩy hợp tác
|
|
|
|
|
|
Xác định việc ứng dụng khoa học công nghệ là nhiệm
vụ, giải pháp then chốt và hiệu quả trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai.
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
|
Thường xuyên
|
|
|
Ưu tiên mua sắm, trang bị công nghệ quan trắc, theo
dõi, giám sát, cảnh báo sớm, chỉ đạo điều hành, ứng phó với thiên tai. Tập
trung ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hoá trong quản lý, khai thác, vận
hành cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ chỉ đạo điều hành.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Năm 2021 và các
năm tiếp theo
|
|
|
Thúc đẩy hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin,
kinh nghiệm với các tỉnh thuộc Tiểu ban quản lý quy hoạch lưu vực sông cầu
trong công tác phòng, chống thiên tai.
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Thường xuyên
|
|
|
Thực thi có hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt
Nam tham gia về công tác phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại địa
phương.
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
|
Hằng năm
|
|
7
|
Phát huy mạnh mẽ vai
trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và nhân dân
|
Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức đoàn thể
|
Các đơn vị, địa
phương, Sở, ngành liên quan
|
Thường xuyên
|
|
|
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể phát huy vai
trò tập hợp lực lượng trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao
nhận thức, năng lực, tính chủ động cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp
nhân dân về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
|
|
|
|
|
|
Xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp phòng ngừa,
ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong tổ chức của mình. Huy động và phân
bổ các nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ đảm bảo hợp lý, tuân thủ theo quy định. Phối
hợp với các cơ quan truyền thông giới thiệu, nhân rộng các mô hình tốt, cách
làm hay, gương điển hình trong công tác này.
|
|
|
|
|