Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2021 thực hiện công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết 03/QĐ-TU

Số hiệu 64/KH-UBND
Ngày ban hành 12/04/2021
Ngày có hiệu lực 12/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Hồ Kỳ Minh
Lĩnh vực Bảo hiểm

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 03-NQ/TU NGÀY 09 THÁNG 02 NĂM 2021 CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 03-NQ/TU) và Công văn số 104-CV/BCSĐ ngày 01/3/2021 của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TU, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 03-NQ/TU cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Triển khai thực hiện hiệu quả công tác BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo Nghị quyết số 03-NQ/TU.

b) Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); mở rộng độ bao phủ đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN và tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, hướng đến mục tiêu BHXH và BHYT toàn dân; nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết đầy đủ, kịp thời, chính xác chế độ BHXH, BHYT cho người tham gia.

c) Thực hiện cải cách chính sách BHXH, BHYT vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tương quan với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập và trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được đảm bảo an sinh xã hội.

d) Phát triển hệ thống BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT.

2. Yêu cầu

a) Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, người lao động và người sử dụng lao động đối với chính sách BHXH, BHYT.

b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ các cấp, các ngành và đơn vị liên quan có trách nhiệm chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, quận, huyện và đơn vị có liên quan trong việc thực hiện công tác BHXH, BHYT, BHTN.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện hiệu quả các chính sách BHXH, BHYT; mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, BHYT và tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, hướng đến mục tiêu BHXH và BHYT toàn dân; mở rộng quyền lợi, nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết đầy đủ, kịp thời, chính xác chế độ BHXH, BHYT cho người tham gia.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Năm 2021, có ít nhất 40% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm ít nhất 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; ít nhất 33% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; độ bao phủ BHYT toàn dân đạt 97% (dân số tính độ bao phủ trừ lực lượng vũ trang trên địa bàn); có ít nhất 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Từ năm 2021, tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 85% trở lên.

b) Năm 2022, có ít nhất 42% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm ít nhất 1,25% lực lượng lao động trong độ tuổi; ít nhất 34% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; độ bao phủ BHYT toàn dân đạt 97,5%; có ít nhất 49% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 86,5% trở lên.

c) Năm 2023, có ít nhất 44,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm ít nhất 1,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; ít nhất 36% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; độ bao phủ BHYT toàn dân đạt 98%; có ít nhất 51% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 87,5% trở lên.

d) Năm 2024, có ít nhất 47% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm ít nhất 2% lực lượng lao động trong độ tuổi; ít nhất 38% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; độ bao phủ BHYT toàn dân đạt 98,5%; có ít nhất 53% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 88,5% trở lên.

đ) Năm 2025, có ít nhất 50% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm ít nhất 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; ít nhất 40% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; độ bao phủ BHYT toàn dân đạt 99%; có ít nhất 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 90% trở lên.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách BHXH, BHYT, BHTN

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII), Nghị quyết số 68/2013/NQ13 của Quốc hội, Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ và các chương trình, nghị quyết, kế hoạch thực hiện chính sách BHXH, BHYT của Ban Thường vụ Thành ủy.

b) Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về BHXH, BHYT. Đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, vai trò, lợi ích, ý nghĩa của chính sách BHXH, BHYT; tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp tới người dân về các lợi ích khi tham gia BHXH, BHYT để người dân biết, tích cực tham gia nhằm đảm bảo an sinh xã hội lâu dài, bền vững.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN

a) Tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT các cấp trên cơ sở hợp nhất các Ban Chỉ đạo phát triển người tham gia BHXH, Ban Chỉ đạo BHYT toàn dân do người đứng đầu UBND các cấp làm trưởng ban, đại diện lãnh đạo UBND các cấp là phó trưởng ban thường trực, giám đốc BHXH là ủy viên thường trực, các thành viên là thủ trưởng, lãnh đạo các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan: Lao động - Thương binh và Xã hội, y tế, công an,...

b) Chú trọng công tác xây dựng, giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT để đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của từng cấp. Huy động nguồn lực hợp pháp, kết hợp với sự hỗ trợ phù hợp của ngân sách cho nông dân, người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số để mở rộng diện bao phủ, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao hàng năm. Có kế hoạch triển khai thực hiện quyết liệt công tác khai thác, phát triển các đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

[...]