Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2018 về phân luồn học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 63/KH-UBND
Ngày ban hành 23/02/2018
Ngày có hiệu lực 23/02/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Thanh
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Lào Cai, ngày 23 tháng 02 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÂN LUỒNG HỌC SINH THCS, THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

I. THỰC TRẠNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH CỦA TỈNH LÀO CAI

1. Quy mô giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên:

Năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 644 cơ sở giáo dục, 204.102 học sinh. Trong đó, 197 trường mầm non, 2.416 nhóm lớp, 55.693 học sinh; 212 trường tiểu học, 76.305 học sinh; 189 trường THCS, 51.086 học sinh; 36 trường THPT, 18.651 học sinh. Tất cả các xã, phường, thị trấn đều có đủ hệ thống trường học từ mầm non đến THCS, một số xã có từ 2 trường THCS trở lên. Mỗi huyện có từ 1-2 trường liên cấp THCS & THPT, từ 2-4 trường THPT, riêng thành phố Lào Cai có 6 trường THPT. Cơ sở vật chất trường lớp cơ bản đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Tỷ lệ huy động trẻ từ 6-10 tuổi ra lớp đạt 99,8% (riêng 6 tuổi đạt 99,9%); từ 11-14 tuổi đạt 99,0%, duy trì số lượng đạt 96%. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở 10.201 học sinh, đạt tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99,3%. Học sinh tốt nghiệp THCS vào lp 10 đạt 73,1 %.

Có 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên (KTTH-HNDN&GDTX) tỉnh và 9 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN&GDTX)/9 huyện, thành phố tham gia đào tạo THPT theo chương trình GDTX với quy mô 2.360 học viên; hàng năm tuyển mới bình quân 800 học viên lớp 10) và liên kết đào tạo nghề. Mỗi xã, phường, thị trấn có 1 trung tâm học tập cộng đồng; các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động tích cực, trong đó hàng năm mở 150-180 lớp xóa mù chữ cho 2.500-2.800 người và tham gia mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

2. Quy mô giáo dục nghề nghiệp:

Giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đang từng bước phát triển về quy mô và nâng cao năng lực đào tạo. Toàn tỉnh có 43 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 02 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp, 09 trung tâm GDNN&GDTX, 01 trung tâm KTTH-HNDN&GDTX, 04 trung tâm dạy nghề, 01 trung tâm giới thiệu việc làm có chức năng dạy nghề và 24 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã tham gia công tác dạy nghề. Tổng số ngành nghề đã được cấp phép đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp 42 ngành, trong đó 13 ngành đào tạo trình độ cao đẳng, 36 ngành đào tạo trình độ trung cấp. Quy mô đào tạo bình quân 13.000 người/năm, trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp: 2700 người, đào tạo sơ cấp và bi dưỡng thường xuyên 10.300 người. Cụ th:

- Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai: Quy mô đào tạo 04 ngành trình độ cao đẳng (Kế toán, Khuyến nông lâm, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị văn phòng) và 17 ngành trình độ trung cấp (Kế toán doanh nghiệp; Tin học ứng dụng; Dịch vụ pháp lý; Hướng dẫn du lịch; Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn; Văn thư hành chính; Trồng trọt; Chăn nuôi - Thú y; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Quản lý văn hóa; Công tác xã hội; Thư viện; Biểu diễn nhạc cụ truyền thống; Thanh nhạc; Organ; Hội họa; Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc). Quy mô đào tạo năm 2017-2018: 1.240, gồm: trình độ cao đẳng 540, trung cấp 700; tuyển sinh cao đẳng, trung cấp trung bình 650 học sinh/năm.

- Trường Cao đẳng Lào Cai: 09 ngành trình độ Cao đẳng (Điện công nghiệp; Công nghệ ô tô; Thú y; Hướng dẫn du lịch; Kỹ thuật xây dựng; Vận hành nhà máy thủy điện; Hàn; Cắt gọt kim loại; Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) và 12 ngành trình độ trung cấp (Công nghệ ô tô; Thú y; Vận hành nhà máy thủy điện; Cơ điện nông thôn; Hàn; Cắt gọt kim loại; Hướng dẫn du lịch; Khuyến nông lâm; Điện dân dụng; Điện công nghiệp; Kỹ thuật xây dựng; Cốt thép-Hàn). Quy mô đào tạo năm học 2017-2018: 1.350, gồm: trình độ cao đẳng 480, trung cấp 870; tuyển sinh cao đẳng, trung cấp trung bình 940 học sinh/năm.

- Trường Trung học Y tế: 05 ngành Trung cấp (Y sỹ đa khoa, Y sỹ y học c truyền, Điều dưỡng, Hộ sinh, Dược). Quy mô đào tạo năm học 2017-2018: 190 học sinh, tuyển sinh bình quân 90 học sinh/năm.

- Trường Trung cấp nghề Công ty Apatit Lào Cai: 07 ngành trung cấp (Điện công nghiệp; Công nghệ ô tô; Hàn điện, hàn hơi; Nguội sửa chữa; Vận hành máy thi công (máy xúc, máy gạt); Vận hành máy hóa; Khoan nổ mìn). Quy mô đào tạo 600 học sinh, tuyển sinh bình quân 300 học sinh/năm.

Ngoài đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp, các trường đều tổ chức đào tạo (ngắn hạn) sơ cấp và bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp ở tất cả các ngành nghề trên.

- Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm GDNN&GDTX và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp nghề và bồi dưỡng ngắn hạn, mỗi năm đào tạo, bồi dưỡng trên 3.000 người; liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp tuyn sinh bình quân 1000 người/năm.

Nhìn chung số ngành nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh ngày càng đa dạng hơn. Hiện nay có 13 ngành cao đng và 36 ngành trung cấp trong đó có 6/8 nhóm nghề trong cơ cấu nhóm nghề, lĩnh vực bám sát nhu cầu của tỉnh, gồm: nhóm nghề du lịch - dịch vụ, công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ kỹ thuật mỏ và nông lâm nghiệp, thủy sản. Chưa có 02 nhóm nghề: công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim, công nghệ sản xuất. Một số nhóm ngành nghề và trình độ đào tạo có nhu cầu đào tạo ít như các ngành trung cấp Y - Dược. Mỗi nhóm nghề, lĩnh vực chưa có nhiu ngành đào tạo. Trong những năm gần đây, số lượng học sinh đào tạo trình độ trung cấp của các trường có xu hướng giảm.

Ngoài ra, học sinh của tỉnh Lào Cai còn đi học tập tại các trường cao đẳng, trung cấp ngoài tỉnh, bình quân mỗi năm khoảng 400 học sinh được đào tạo trình độ cao đẳng và 200 học sinh đào tạo trình độ trung cấp.

Một số cơ sở đào tạo ngoài tỉnh còn liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh tổ chức tuyn sinh đào tạo trình độ trung cấp, mỗi năm khoảng 800 học sinh.

3. Phân luồng sau trung học cơ sở (THCS):

Số học sinh tốt nghiệp THCS trong 3 năm gần đây: Năm học 2014-2015: 9.576 học sinh; Năm học 2015-2016: 10.205 học sinh; Năm học 2016-2017: 10.201 học sinh.

Số học sinh sau khi tốt nghiệp THCS theo các luồng:

3.1. Học lên cấp THPT (vào trường THPT và TT GDNN&GDTX):

- Năm học 2015-2016: 6.425 học sinh, chiếm tỷ lệ 67%;

- Năm học 2016-2017: 7.515 học sinh, chiếm tỷ lệ 73,6%;

- Năm học 2017-2018: 7.457 học sinh, chiếm tỷ lệ 73,1%.

3.2. Học trung cấp: Năm 2017: 924 học sinh, chiếm tỷ lệ 9,05% số tốt nghiệp THCS, trong đó:

- Trường cao đẳng, trung cấp trực tiếp tuyển sinh đào tạo tại trường là 58 học sinh, chiếm 0,57% số học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó học tại các trường trong tỉnh 20 học sinh, các trường ngoài tỉnh 38 học sinh.

- Trường cao đẳng, trung cấp liên kết đào tạo tại các Trung tâm GDNN-GDTX là 430 học sinh (chiếm 4,22%), theo phương thức học nghề kết hợp học văn hóa THPT (số học sinh này đã được tính trong số học lên cấp THPT ở trên). Trong đó trường trong tỉnh đào tạo 390 học sinh, trường ngoài tỉnh 40 học sinh.

[...]