Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2014 về tổ chức thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 63/KH-UBND
Ngày ban hành 17/12/2014
Ngày có hiệu lực 17/12/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Trần Ngọc Thực
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 17 tháng 12 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Văn bản số 8114/BCT-CNĐP ngày 21/8/2014 của Bộ Công thương về việc xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp;

Theo đề nghị của Sở Công thương tại Văn bản số 474/SCT-QLCN ngày 03/10/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Quy hoạch các cụm công nghiệp nhằm sử dụng đất có hiệu quả, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đầu tư vào cụm công nghiệp thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển cụm công nghiệp gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển công nghiệp hợp lý, gắn kết với các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế, gắn với dịch vụ thương mại; phát triển hợp lý giữa các vùng, miền.

- Phát triển cụm công nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động và hạ tầng tại địa phương, ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp có quy mô hợp lý, phục vụ nhu cầu di dời và mở rộng mặt bằng sản xuất để phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tại khu vực nông thôn.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh hình thành 11 cụm công nghiệp với tổng diện tích 346 ha, được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

1. Về Quy hoạch

Kế hoạch thực hiện xây dựng cụm công nghiệp đến năm 2016: là 7 cụm công nghiệp, có tổng diện tích là 285,06 ha, trong đó:

- Hiện có 3 cụm công nghiệp đã hoàn chỉnh thủ tục thành lập quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 157,28 ha và đi vào hoạt động là Cụm công nghiệp An Thịnh, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa; Cụm công nghiệp Tân Thành, xã Tân thành, huyện Hàm Yên; Cụm công nghiệp Nông Tiến, phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang.

- Thành lập mới 4 cụm công nghiệp diện tích 127,78 ha, đang hoàn thiện thủ tục xin chủ trương thành lập cụm công nghiệp là Cụm công nghiệp Đội Cấn, xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang; Cụm công nghiệp Thổ Bình, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình; Cụm công nghiệp Yên Sơn, xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn; Cụm công nghiệp Khuôn Phươn, xã Năng Khả, huyện Na Hang.

2. Kế hoạch thực hiện xây dựng cụm công nghiệp giai đoạn 2016-2020: Thành lập mới 4 cụm công nghiệp với diện tích tăng thêm 60 ha.

(Chi tiết theo biểu đính kèm)

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về vốn

- Sử dụng vốn ngân sách của địa phương và các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, huy động nguồn vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia thành lập và đầu tư vào hạ tầng cụm công nghiệp, bao gồm các hạng mục: đền bù, giải phóng mặt bằng; đường giao thông nội bộ; hệ thống cấp thoát nước nội bộ; các công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung.

- Ưu tiên hỗ trợ vốn từ ngân sách của địa phương cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phát huy mọi nguồn lực của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tận dụng tối đa có hiệu quả các gói kích cầu của Chính phủ, bằng cách tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận và thụ hưởng để thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư sản xuất kinh doanh.

Hàng năm xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách đủ để thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư và thực hiện thẩm tra, cấp ưu đãi đầu tư cho các dự án nhanh chóng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các chủ đầu tư cụm công nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng theo tiến độ của dự án.

2. Giải pháp về cải thiện môi trường và thu hút đầu tư

- Tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh. Rà soát, điều chỉnh, nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách khuyến công. Xây dựng, ban hành chính sách về giá thuê đất đầu tư cụm công nghiệp.

- Các thủ tục hành chính sau đăng ký, chứng nhận đầu tư cần được hoàn thiện theo hướng đơn giản, công khai minh bạch, tăng cường tính phục vụ, hỗ trợ và giảm phiền hà, rút ngắn được thời gian cho doanh nghiệp bao gồm các thủ tục hành chính liên quan đến giao đất, cho thuê đất, xây dựng và quản lý môi trường...

- Hỗ trợ nhà đầu tư sau khi dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, bao gồm: giải quyết thủ tục giao nhận mặt bằng, giấy phép xây dựng, đấu thầu, ưu đãi đầu tư, công tác tuyển dụng lao động, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị nguyên vật liệu, các thủ tục hải quan, bảo hiểm, vận tải... Hỗ trợ tiếp cận các tổ chức tín dụng, các thông tin kinh tế xã hội liên quan...nhằm tạo niềm tin để thu hút thêm những nhà đầu tư mới, cũng như củng cố niềm tin của nhà đầu tư hiện hữu.

[...]