Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 62/KH-UBND
Ngày ban hành 12/03/2021
Ngày có hiệu lực 12/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Thủ tục Tố tụng

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/KH-UBND

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 133/2020/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

Thực hiện Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai kịp thời, thống nhất, có hiệu quả các quy định của Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự (sau đây gọi tắt là Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ) làm cơ sở để Công an Thành phố, các cơ sở giam giữ phạm nhân và các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan quán triệt triển khai thực hiện Nghị định kịp thời, hiệu quả.

2. Quá trình tchức thực hiện phải xác định rõ nhiệm vụ, nội dung công việc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện để đảm bảo việc tchức triển khai, thực hiện Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ được nghiêm túc, đạt hiệu quả cao nhất.

3. Phát huy vai trò nòng cốt của Công an Thành phố; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Công an Thành phố với các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan; tham mưu cho UBND Thành phố kịp thời đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ để thống nhất triển khai, thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và chất lượng, được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ để trực tiếp làm công tác thi hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ.

3. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản phù hợp với Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

4. Định kỳ và khi có yêu cầu tổ chức kiểm tra, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời khen thưởng các tchức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ, góp phần thực hiện tốt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Công an Thành phố:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan tham mưu UBND Thành phố tổ chức, triển khai thực hiện Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ; nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, giải pháp đảm bảo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quNghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

- Bố trí đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và chất lượng trực tiếp thực hiện công tác thi hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ phạm nhân.

- Chỉ đạo các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật Thi hành án hình sự năm 2019, Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với phạm nhân. Công an Thành phố chủ động phối hợp với chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức các cấp ở địa phương xây dựng các quy chế, kế hoạch, chương trình phối hợp tổ chức các nội dung, hoạt động của công tác giáo dục cải tạo và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân, giữ gìn trật tự cơ sở giam giữ phạm nhân.

- Chỉ đạo Cơ quan thi hành án hình sự Công an Thành phố phối hợp thực hiện quyết định thi hành quyết định tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam để chấp hành án phạt tù của Tòa án.

- Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp tình hình, kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ báo cáo Bộ Công an và UBND Thành phố.

2. Sở thông tin và truyền thông: Chủ trì, phối hp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và các ngành chức năng, các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và Hà Nội thực hiện công tác thông tin, truyền thông, phổ biến các nội dung của Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ; tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật, xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với phạm nhân; phổ biến kinh nghiệm, mô hình điển hình trong giáo dục, giúp đngười chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

3. Sở Tài chính: Hàng năm, tham mưu cho UBND Thành phố bố trí ngân sách theo quy định của pháp luật cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện phục vụ công tác phối hp với các cơ sở giam giữ phạm nhân trong công tác giáo dục cải tạo phạm nhân và người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương.

4. Sở Văn hóa - Thể thao có trách nhiệm phối hp và chỉ đạo Phòng Văn hóa và Ththao cấp huyện phối hp với các cơ sở giam giữ phạm nhân tchức thực hiện các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống văn minh, giao tiếp, ứng xử văn hóa trong phạm nhân.

5. Sở Tư pháp phối hợp với cơ sở giam giữ phạm nhân tchức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn hỗ trợ pháp lý miễn phí cho phạm nhân. Phối hợp với lực lượng Công an và các cơ quan chức năng rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phù hp với Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã phối hợp với các cơ sở giam giữ phạm nhân trong việc tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề, cấp chứng chỉ cho phạm nhân và tiếp nhận các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội vào các trung tâm bảo trợ theo quy định.

7. Sở Y tế phối hợp với cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức các hoạt động chăm sóc y tế và điều trị bệnh cho phạm nhân.

8. Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục và đào tạo nơi có cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp thực hiện, cử giáo viên đến dạy văn hóa cho phạm nhân; quản lý, chỉ đạo thực hiện các chương trình học văn hóa, tổ chức xét công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cho phạm nhân; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ dạy văn hóa cho phạm nhân.

9. UBND các quận, huyện, thị xã:

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, hướng dẫn, kim tra UBND cấp xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp với các cơ sở giam giữ phạm nhân trong công tác quản lý, giáo dục cải tạo, động viên, dạy nghề, hỗ trợ giới thiệu việc làm, vay vốn... nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và giúp đỡ phạm nhân chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trong phòng, chống tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

[...]