Kế hoạch 613/KH-UBND về triển khai Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ, giai đoạn 2018-2021" năm 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
Số hiệu | 613/KH-UBND |
Ngày ban hành | 03/03/2020 |
Ngày có hiệu lực | 03/03/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký | Lưu Xuân Vĩnh |
Lĩnh vực | Giáo dục,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 613/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 03 tháng 03 năm 2020 |
Thực hiện Quyết định số 2045/QĐ-TTg ngày 19/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ, giai đoạn 2018 - 2021 (viết gọn là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án trong năm 2020 với những nội dung sau:
1. Tiếp tục huy động sức mạnh của hệ thống chính trị triển khai đồng bộ các biện pháp, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho các đối tượng của Đề án; đưa công tác tăng cường, phổ biến, giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành đối với các đối tượng đi vào nề nếp, có trọng tâm, trọng điểm.
2. Việc tổ chức triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, sát với đặc thù của các nhóm đối tượng, phù hợp với tình hình thực tế ở đơn vị, địa phương mình để triển khai, thực hiện đúng tiến độ, thiết thực, đạt hiệu quả.
3. Xác định trách nhiệm của từng ngành, đơn vị, địa phương phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò chủ động, tích cực của các chủ thể được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thường xuyên phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; chú trọng lồng ghép với các chương trình, đề án có liên quan để sử dụng nguồn lực phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả.
II. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI
1. Công tác hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án
a) Xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trong năm 2020
- Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên của Mặt trận, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian hoàn thành: tháng 02/2020.
b) Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án
Các Sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ yêu cầu thực tế chủ động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Thời gian thực hiện: Quý IV/2020.
2. Tăng cường đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao, đúng định hướng
- Tiếp tục lựa chọn, áp dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn, trong đó cần tăng cường các hình thức thông qua phương tiện thông tin đại chúng và ứng dụng công nghệ thông tin, cấp phát tài liệu quy định về quyền, nghĩa vụ và các quy định liên quan trực tiếp đến đối tượng với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, trong đó, nên nghiên cứu, áp dụng các biện pháp có tính trực quan cao như: pa-nô, áp-phích, tờ rơi, tời gấp, bản tin nội bộ... và các chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình, các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội..., hoặc lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các hoạt động sinh hoạt tập thể ở cơ sở, khu dân cư, các hội, nhóm... để nội dung tuyên truyền được phổ biến đến đông đảo người dân.
- Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
3. Xây dựng, học tập và nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục nghiên cứu, áp dụng mô hình điểm tại đơn vị, địa phương, địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để tập trung tháo gỡ những tồn tại, hạn chế góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới. Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) những mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao để tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm và đề xuất khen thưởng khi tổ chức sơ kết thực hiện Đề án.
- Đơn vị thực hiện: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
4. Biên soạn các tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án
a) Tổ chức biên soạn tài liệu dành cho các chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án
- Trên cơ sở quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến đối tượng của Đề án và kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng, kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu thực tế về pháp luật của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, in, phát hành với số lượng phù hợp yêu cầu thực tế để làm tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.