Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 611/KH-UBND năm 2017 về thực hiện chủ đề năm về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 611/KH-UBND
Ngày ban hành 25/01/2017
Ngày có hiệu lực 25/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Đức Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 611/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 25 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NĂM VỀ “TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG HÀNH CHÍNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VĂN MINH” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 03/12/2016 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện chủ đề năm 2017 về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa văn minh” trong các cơ quan, đơn vị, địa phương tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng các cơ quan, đơn vị, địa phương; thôn (làng, bản, khu phố), tổ dân; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có kỷ luật, kỷ cương, có nếp sng văn hóa văn minh; tạo sự chuyển biến thực chất, rõ nét, nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan trong hệ thống chính trị đối với nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố nim tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước.

- Xây dựng chuẩn mực về nếp sống văn hóa văn minh, việc cưới, việc tang, lhội tại thôn (làng, bản, khu phố), tổ dân và trong cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn Tỉnh.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải được sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng; sự điều hành triển khai cụ thể của chính quyền các cấp, sự phi hp của các cơ quan, đơn vị, địa phương; sự giám sát của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và công luận trong việc thực hiện; xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục có tính lâu dài, do vậy cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt, kiên trì.

- Xác định trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo tuyệt đối không được hình thức. Tăng cường công tác tự kiểm tra tại các cơ quan, đơn vị, địa phương đkịp thời khắc phục nhng tồn tại, hạn chế.

- Huy động được sự tham gia tích cực, tự giác của các cá nhân, trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, thôn (làng, bản, khu phố), tổ dân nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa văn minh trong năm 2017.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

A. ĐỐI TƯỢNG

1. Các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, chính quyền các cấp; thôn (làng, bản, khu ph), tổ dân; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh, các đơn vị lực lượng vũ trang thuộc Tỉnh (Công an, Quân sự, Biên phòng) (sau đây gọi tt là các cơ quan, đơn vị, địa phương).

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến slực lượng vũ trang công tác tại các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh, các đơn vị lực lượng vũ trang thuộc Tỉnh (sau đây gọi tt là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động).

3. Hộ gia đình, người dân sinh sống tại các thôn (làng, bản, khu phố), tổ dân trên địa bàn toàn Tỉnh.

B. VỀ KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG HÀNH CHÍNH

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

1.1. Những quy định phải tuân thủ trong thực thi nhiệm vụ:

1. Tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị địa phương.

2. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.

3. Thực hiện đầy đủ và hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

4. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

5. Tuân thủ nguyên tắc, tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.

6. Tham dự các cuộc họp khi được mời đúng thành phần, đúng thời gian quy định, khi phát biểu ý kiến tại cuộc họp phải chịu trách nhiệm về nội dung ý kiến phát biểu của mình.

7. Cán bộ, công chức là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và viên chức quản lý ngoài việc thực hiện các nội dung tại điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6 nêu trên, phải chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

1.2. Những việc không được làm:

Cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ quy định những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm theo Điều 18, 19, 20 Luật cán bộ, công chức, Điều 19 Luật viên chức; đối với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là Đảng viên phải thực hiện nghiêm túc 19 Điều đảng viên không được làm. Trong đó tập trung vào một số quy định trọng tâm sau:

[...]