Kế hoạch 60/KH-UBND hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế năm 2024 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 60/KH-UBND
Ngày ban hành 05/02/2024
Ngày có hiệu lực 05/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Hồng Lĩnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 05 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ NĂM 2024

Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025; Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 12/3/2021 của UBND tỉnh về triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; định hướng đối ngoại tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21; xét đề nghị của Sở Ngoại vụ tại Văn bản số 08/SNgV-VPTTr ngày 24/01/2024; ý kiến thống nhất của thành viên UBND tỉnh bằng phiếu biểu quyết; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế năm 2024 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước trên cả ba trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân; tạo bước chuyển biến mới trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại; mở rộng hợp tác với các tỉnh, thành phố, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài; nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư; triển khai có hiệu quả các nội dung thỏa thuận quốc tế đã ký kết.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của địa phương, trọng tâm là ngoại giao kinh tế; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế giao lưu, hợp tác với các đối tác nước ngoài; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, tranh thủ các nguồn vốn, khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về Hà Tĩnh; phát huy nội lực, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh, các sản phẩm có lợi thế của Tỉnh để hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2025.

2. Yêu cầu

- Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đối ngoại và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các vấn đề có yếu tố nước ngoài để mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế.

- Các hoạt động đối ngoại đảm bảo phù hợp, thiết thực và hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, toàn diện, sâu rộng và phù hợp với điều kiện của Tỉnh; gắn kết chặt chẽ giữa công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân; giữa hoạt động ngoại giao kinh tế với ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường và nâng cao hiệu quả đối ngoại Đảng trong tình hình mới giai đoạn 2020 - 2025; Chương trình hành động số 1726-CTr/TU ngày 22/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW; Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 09/01/2023 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng; Kế hoạch số 260/KH-UBNDm ngày 22/6/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 34-NQ/TW và Kế hoạch số 163-KH/TU ngày 05/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết số 34-NQ/TW; Kết luận số 57-KL/TW, ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị “về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”.

- Tăng cường quản lý đoàn ra, đoàn vào; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38- CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài và Quyết định số 339-QĐ/TU ngày 21/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 32/2022/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý các đoàn khách nước ngoài đến thăm, làm việc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Tăng cường công tác quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế theo Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; ký kết thỏa thuận quốc tế theo Luật Thỏa thuận quốc tế và Nghị định số 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 của Chính phủ về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã ở khu vực biên giới; cơ quan cấp tỉnh của tổ chức. Hướng dẫn, tập huấn cho các đơn vị, tổ chức trên địa bàn về thủ tục hành chính hội nghị, hội thảo quốc tế, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhằm đảm bảo triển khai và quản lý thống nhất, nâng cao hiệu quả các hội nghị, hội thảo quốc tế, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, kỹ năng, kinh nghiệm và nguồn vốn nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế, Nghị định số 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 của Chính phủ về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã ở khu vực biên giới; cơ quan cấp tỉnh của tổ chức, Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg, Quyết định số 3012/QĐ-UBND ngày 10/9/2020 của UBND tỉnh về danh mục và quy trình nội bộ thủ tục hành chính lĩnh vực hội nghị, hội thảo quốc tế và Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện nghiêm túc quy trình ký kết thỏa thuận quốc tế và thủ tục hội nghị, hội thảo quốc tế tại Tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đối ngoại. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chế và các quy định của Tỉnh về công tác đối ngoại, đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ trong quản lý Nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại.

- Đẩy mạnh triển khai quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan nhằm đảm bảo an ninh trong hoạt động đối ngoại và trên tuyến biên giới.

- Tăng cường quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đối ngoại, hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và cá nhân, tổ chức nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

2. Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, trọng tâm là ngoại giao kinh tế

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động số 479-CTr/TU ngày 19/01/2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình số 479-CTr/TU. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động số 2021-CTr/TU ngày 06/02/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Triển khai hiệu quả Chỉ thị số 15- CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030; Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 09/01/2023 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW.

- Thực thi và tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) như CPTPP, EVFTA, UKFTA và các hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên; nâng cao nhận thức và năng lực thực thi các cam kết FTA của doanh nghiệp; chủ động thực thi các nguyên tắc và luật lệ chung về thương mại quốc tế. Đẩy mạnh thiết lập nâng tầm quan hệ với các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán các nước tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để vận động viện trợ ODA, NGO và các nguồn viện trợ không hoàn lại.

- Tiếp tục thắt chặt mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với các địa phương của nước CHDCND Lào, mở rộng hợp tác với các tỉnh Bắc Lào. Triển khai có hiệu quả nội dung biên bản, thỏa thuận đã ký kết với các tỉnh Bolikhămxay, Khăm Muồn, Savannakhet - nước CHDCND Lào. Tổ chức Hội nghị cấp cao thường niên hai tỉnh Hà Tĩnh - Bolikhămxay, Hà Tĩnh - Khăm Muồn tại Hà Tĩnh và giữa tỉnh Hà Tĩnh - Savannakhet tại tỉnh Savannakhet. Chú trọng kết nối hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hai bên. Tiếp tục hỗ trợ, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương của Lào.

- Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác với các thành viên của Hiệp hội 9 tỉnh 03 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan có sử dụng đường 8, đường 12. Tham dự Hội nghị cấp cao 9 tỉnh 03 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan. Tăng cường hợp tác với các tỉnh, các nước trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, địa phương của các nước mà Hà Tĩnh đã thiết lập quan hệ hợp tác: Vùng Trnava (Cộng hòa Slovakia), Bang Mecklenburg-Vorpommern (Cộng hòa Liên bang Đức), Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), Ngân hàng Châu Á tại Việt Nam (ADB), Tổ chức Pháp nhân công ích quản lý lao động quốc tế Nhật Bản (I.P.M), các tỉnh nằm trong Hiệp hội 9 tỉnh 03 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan sử dụng đường 08 và đường 12 nhằm đưa các mối quan hệ đã xác lập đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.

- Tiếp tục tăng cường thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác mới với các tỉnh, thành phố của các nước có nhiều điểm tương đồng và có tiềm năng, thế mạnh trong việc hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa (Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, …). Tiếp tục tăng cường thiết lập quan hệ hữu nghị giữa đơn vị, địa phương tỉnh Hà Tĩnh với đơn vị, địa phương của hai tỉnh Bolikhămxay, Khăm Muồn.

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan Trung ương, liên kết với các địa phương, giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tư. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên tiếp cận các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia có trình độ công nghệ tiên tiến. Tổ chức quảng bá và xúc tiến đầu tư tại các nước Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Slovakia, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Sỹ…

3. Hội nhập chính trị, quốc phòng - an ninh

[...]