Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 5864/KH-UBND năm 2013 về tổ chức Hội nghị quán triệt chủ trương, mục đích và trách nhiệm về tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 5864/KH-UBND
Ngày ban hành 02/11/2013
Ngày có hiệu lực 02/11/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Hứa Ngọc Thuận
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5864/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ QUÁN TRIỆT CHỦ TRƯƠNG, MỤC ĐÍCH VÀ TRÁCH NHIỆM VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện Thông tri số 24-TT/TU ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về lãnh đạo tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và Quyết định số 2632/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị quán triệt chủ trương, mục đích và trách nhiệm về tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, của cán bộ, công chức về mục đích, ý nghĩa của chủ trương thí điểm chế định Thừa phát lại, nắm được nội dung, phạm vi công việc của Thừa phát lại; quán triệt trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố.

2. Việc tổ chức Hội nghị phải bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.

II. NỘI DUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ

Nội dung Hội nghị:

a) Thông tin về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua; những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

b) Quán triệt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại:

- Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội khóa XIII về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.

- Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại, trọng tâm là Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.

c) Quán triệt trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh, trọng tâm là nội dung của các văn bản sau:

- Thông tri số 24-TT/TU ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về lãnh đạo tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.

- Chỉ thị số 22/2011/CT-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp và hỗ trợ cho hoạt động của Thừa phát lại và Quyết định số 2632/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh.

III. THÀNH PHẦN THAM DỰ HỘI NGHỊ

1. Chủ trì Hội ngh: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Đại biểu tham dự: khoảng 800 đại biểu, bao gồm đại diện Lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức sau:

a) Các cấp ủy Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội:

- Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương; Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp; Thành ủy; Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 05 đại biểu).

- Các ban Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy (khoảng 07 đại biểu); các Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng Ban Thường vụ Thành Đoàn (khoảng 10 đại biểu); các Đảng ủy cấp trên cơ sở và cơ sở trực thuộc Thành ủy (khoảng 45 đại biểu); Đoàn thể thành phố (khoảng 08 đại biểu).

- Các Quận ủy, Huyện ủy (khoảng 24 đại biểu).

- Bí thư Đảng ủy xã, phường - thị trấn (khoảng 322 đại biểu)

b) Các cơ quan, tổ chức:

- Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp và Cục Công tác phía Nam Bộ Tư pháp (khoảng 03 đại biểu).

- Hội đồng nhân dân thành phố (khoảng 01 đại biểu).

- Tòa án nhân dân thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố, Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 03 đại biểu).

[...]