Kế hoạch 56/KH-UBND thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ninh năm 2024

Số hiệu 56/KH-UBND
Ngày ban hành 26/02/2024
Ngày có hiệu lực 26/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Cao Tường Huy
Lĩnh vực Quyền dân sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 26 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2024

Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;

Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;

Căn cứ Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 06/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;

Căn cứ Nghị quyết số 179/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, kỳ họp khóa 16 về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

Căn cứ Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 20/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 02/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 179/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh về các biện pháp thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ninh năm 2024, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương; gắn liền với sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, sự quản lý của chính quyền, phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; phát huy quyền làm chủ của của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm quyền làm chủ và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu Nhân dân.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và thái độ, tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.

2. Yêu cầu

- Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, cải cách hành chính, đặc biệt là trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến với người dân, tổ chức; việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện có hiệu quả các giải pháp theo Nghị quyết số 179/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 27/11/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 với chủ đề công tác năm “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”; bám sát các nhiệm vụ theo chủ đề công tác năm của tỉnh và chương trình công tác của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh năm 2024.

- Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” thông qua việc công khai thông tin về các chương trình, dự án...theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân phát huy quyền làm chủ góp phần thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở.

- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.

II. NỘI DUNG

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở trong cơ quan, đơn vị, địa phương

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo nhằm cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở số 10/2022/QH15.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh; Thường xuyên rà soát, kiện toàn, phân công nhiệm vụ cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo thẩm quyền; phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức chịu trách nhiệm tham mưu tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, đơn vị, địa phương và các đơn vị trực thuộc.

- Rà soát, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của cấp trên vào điều kiện thực tế của đơn vị để xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, lấy ý kiến tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trước khi ban hành các quy định có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở (Nội quy, quy chế dân chủ, quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ...) đảm bảo phù hợp theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản có liên quan.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ trì, phối hợp với Công đoàn cùng cấp tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; xây dựng, ban hành Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị mình theo quy định; nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức; định kỳ tổ chức tiếp xúc, đối thoại theo quy định.

- Thực hiện dân chủ phải gắn với Cải cách thể chế, Cải cách thủ tục hành chính, Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, Cải cách tài chính công, Hiện đại hóa nền hành chính, Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong xử lý công việc, có phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, trọng tâm là “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, hướng dẫn dân làm, làm dân tin”. Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ và các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở, phù hợp với lộ trình xây dựng chính quyền số, xã hội số.

- Đề cao vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu, nghiêm túc phê bình và tự phê bình; chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của Nhân dân. Tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn trên cơ sở củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền, nhà nước; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

2. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo văn bản của Trung ương, của Tỉnh thông qua các hình thức khác nhau, như: ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thông qua các chuyên đề, lồng ghép tuyên truyền trong các hội nghị, cuộc họp của cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và phát luật.

[...]