ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 56/KH-UBND
|
Ninh
Bình, ngày 17 tháng 5
năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2021
Thực hiện Quyết định số 1119/QĐ-BYT
ngày 28/3/2017 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch truyền thông về quản lý chất thải
y tế giai đoạn 2017 - 2021, UBND tỉnh Ninh Bình xây dựng Kế hoạch truyền thông
về quản lý chất thải y tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2021, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức và tăng cường thực
hiện các quy định về quản lý chất thải y tế nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản
lý chất thải y tế và xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp.
2. Mục tiêu cụ
thể
2.1. Nâng cao
nhận thức về trách nhiệm chỉ đạo của cán bộ lãnh đạo ngành Y tế, Tài nguyên và
Môi trường, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác quản lý chất thải
y tế (QLCTYT) trong tỉnh đảm bảo nguồn lực cho các cơ sở y tế (CSYT) thực hiện
QLCTYT.
100% lãnh đạo ngành Y tế, ngành Tài
nguyên và Môi trường, chính quyền các cấp trong tỉnh nhận thức rõ trách nhiệm
chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát công tác QLCTYT của các CSYT.
2.2. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm
QLCTYT, tăng cường chỉ đạo và quản lý của cán bộ lãnh đạo tại các CSYT đối với
công tác QLCTYT.
- 100% lãnh đạo CSYT thực hiện chỉ đạo,
phê duyệt Kế hoạch và bố trí nguồn lực thực hiện công tác QLCTYT, xây dựng cơ sở
y tế xanh - sạch - đẹp;
- 100% lãnh đạo các khoa phòng của các
CSYT thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về QLCTYT;
- 100% CSYT áp dụng các hình thức
khen thưởng, kỷ luật đối với lãnh đạo, cán bộ, nhân viên trong thực hiện các
quy định về QLCTYT.
2.3. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm
QLCTYT và cải thiện thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế (CTYT) của nhân viên y
tế, nhân viên vệ sinh môi trường, nhân viên vận hành hệ thống xử lý CTYT tại
các CSYT.
100% nhân viên y tế, nhân viên vệ
sinh môi trường, nhân viên vận hành hệ thống xử lý CTYT của các CSYT thực hiện
phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải y tế đúng quy định.
2.4. Nâng cao nhận thức và tăng cường
thực hành giữ gìn vệ sinh môi trường của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các
đối tượng đến sử dụng dịch vụ tại các CSYT và cộng đồng sống xung quanh CSYT.
- 100% bệnh nhân, người nhà bệnh nhân
và các đối tượng đến sử dụng dịch vụ được cung cấp thông tin và thực hiện thải
bỏ chất thải đúng nơi quy định, thực
hiện nội quy và giữ gìn vệ sinh môi trường tại CSYT;
- 100% cộng đồng sống xung quanh CSYT
được cung cấp thông tin và phối hợp
tham gia bảo vệ môi trường cơ sở y tế.
2.5. Tăng cường sự tham gia giám sát
thực hiện QLCTYT của cộng đồng đối
với các CSYT nhằm đẩy mạnh hiệu quả bảo vệ môi trường.
- 100% CSYT thực hiện thường xuyên chế
độ báo cáo về kết quả QLCTYT, xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp với các cơ
quan quản lý cấp trên;
- 80% CSYT tuyến tỉnh và 50% CSYT tuyến
huyện tuân thủ thực hiện các quy định QLCTYT và xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch
- đẹp.
2.6. Nâng cao năng lực truyền thông
và tăng cường thực hiện công tác
truyền thông về QLCTYT tại các CSYT góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường
an toàn.
- 100% CSYT có phân công nhân sự và
được tập huấn nâng cao năng lực
truyền thông về QLCTYT;
- Các hoạt động truyền thông về
QLCTYT tại các cơ sở y tế được thực
hiện theo quy trình, được giám sát hỗ trợ.
II. CÁC GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
2.1. Truyền thông thay đổi hành vi tới
nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh
môi trường, nhân viên vận hành hệ thống xử lý CTYT tại các CSYT thực hiện hành
vi quản lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế.
- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm
QLCTYT và cải thiện thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTYT của
nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh môi trường, nhân viên kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý CTYT tại các
CSYT;
- Tăng cường chỉ đạo, quản lý của cán
bộ lãnh đạo tại các CSYT đối với công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý
CTYT thông qua các hoạt động truyền
thông trực tiếp tới cán bộ y tế và nhân viên của các khoa phòng;
- Triển khai các hình thức truyền
thông rộng rãi như hội thảo, tập huấn về lập kế hoạch, hỗ trợ chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức và quản
lý thực hiện công tác quản lý
CTYT, phát động cuộc thi, xây dựng đơn vị điển hình tiên tiến thực hiện quản lý CTYT và nhân rộng bệnh viện kiểu mẫu xanh -
sạch - đẹp;
- Nâng cao nhận thức và tăng cường thực
hành giữ vệ sinh môi trường của bệnh
nhân, người nhà bệnh nhân và các đối tượng đến sử dụng dịch vụ tại các CSYT và
cộng đồng sống xung quanh CSYT bằng hình thức hướng dẫn, khuyến khích thực hiện.
2.2. Truyền thông vận động cán bộ
lãnh đạo ngành Y tế, lãnh đạo các
Sở, ngành có liên quan trong tỉnh chỉ đạo, đảm bảo các điều kiện về chính sách
và nguồn lực cho công tác quản lý chất thải y tế và xây dựng CSYT xanh - sạch -
đẹp dưới các hình thức như hội thảo, diễn đàn, đề xuất giải pháp tăng cường thực
hiện công tác QLCTYT.
2.3. Quản lý thông tin về quản lý chất
thải y tế: Chia sẻ thông tin minh bạch, huy động sự tham gia của cộng đồng và
các cơ quan truyền thông trong giám sát thực hiện QLCTYT.
2.4. Tổ chức thực hiện công tác truyền
thông về QLCTYT trong cơ sở y tế: Nâng cao năng lực truyền thông cho đội ngũ thực
hiện truyền thông thông qua các hoạt động hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân công
nhiệm vụ, thực hiện công tác truyền thông về QLCTYT tại các CSYT, tập huấn nâng
cao năng lực truyền thông cho mạng lưới truyền thông về QLCTYT trong cơ sở y tế,
triển khai giám sát và đánh giá hiệu quả công tác truyền thông về QLCTYT.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Từ nguồn ngân sách Nhà nước; huy động
vốn các Dự án đầu tư trong, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
l. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,
ngành, đoàn thể liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm theo
đúng mục tiêu, tiến độ đề ra, có hiệu quả và đúng quy định hiện hành của Nhà nước;
- Hằng năm trên cơ sở các nhiệm vụ cụ
thể, Sở Y tế xây dựng Kế hoạch, dự toán ngân sách gửi Sở Tài chính thẩm định
trình UBND tỉnh xem xét quyết định để đảm bảo cho thực hiện Kế hoạch;
- Hướng dẫn, tổ chức tập huấn các cơ
sở y tế trên địa bàn thực hiện truyền thông về QLCTYT;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh
giá, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện công tác truyền thông về
QLCTYT;
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông
tăng cường các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông cho cộng đồng về:
Kiến thức, thực hành tốt công tác QLCTYT, các chính sách liên quan đến QLCTYT;
- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y
tế kết quả thực hiện công tác truyền thông về QLCTYT theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức đào tạo,
truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức hướng dẫn, phối hợp với Sở
Y tế theo dõi, giám sát bảo đảm tuân thủ quy trình liên quan đến chất thải y tế
và quan trắc chất lượng môi trường các cơ sở y tế trong tỉnh;
- Kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế,
các cơ sở xử lý chất thải y tế trên
địa bàn tỉnh trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên
địa bàn tỉnh phối hợp với sở Y tế
tăng cường triển khai các hoạt động
truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng trong
công tác QLCTYT.
4. Sở Tài chính
- Hằng năm, căn cứ khả năng ngân sách
tham mưu cho UBND tỉnh cân đối kinh phí để triển khai Kế hoạch;
- Hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm
tra việc quản lý, sử dụng kinh phí
để thực hiện Kế hoạch.
5. Đài phát thanh Truyền hình tỉnh,
Báo Ninh Bình
Phối hợp với Sở Y tế tăng cường truyền
thông cho cộng đồng về kiến thức, thực hành tốt công tác QLCTYT; nâng cao ý thức
trách nhiệm, thái độ ứng xử, kỹ
năng giao tiếp cho cán bộ nhân viên y tế.
6. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo, tổ chức, bố trí các nguồn
lực tăng cường công tác truyền thông
về QLCTYT trên địa bàn;
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên
và Môi trường tổ chức thực hiện kế
hoạch truyền thông về chất thải y tế trên địa bàn quản lý;
- Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp
luật về quản lý chất thải y tế cho
các cơ sở y tế và các đối tượng liên quan trên địa bàn quản lý;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan
trong hoạt động kiểm tra, tham tra các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý về việc
thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch truyền thông về
quản lý chất thải y tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017 -
2021, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Lưu VT, VP6.ĐN 06/KHYT2017
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|