Kế hoạch 5426/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Số hiệu 5426/KH-UBND
Ngày ban hành 24/06/2020
Ngày có hiệu lực 24/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Nguyễn Tuấn Hà
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5426/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 24 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 84/NQ-CP NGÀY 29/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH, THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ đến từng cơ quan, tổ chức và nhân dân trong tỉnh nhằm nâng cao nhận thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gõ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

2. Thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quan điểm, định hướng của đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

3. Vận động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân chung sức, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ vượt qua các khó khăn do đại dịch gây ra, quyết liệt thực hiện và nỗ lực phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 đề ra theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh.

4. Động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có sáng kiến, nâng cao hiệu quả làm việc, sản xuất, kinh doanh trong tình hình dịch bệnh. Xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trình độ, suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, gây nhũng nhiễu, thao túng, chi phối khi thực thi công vụ, vi phạm quy định của pháp luật. Khắc phục triệt để tình trạng trì trệ, thiếu trách nhiệm tại một số cơ quan, đơn vị và địa phương trong thời gian qua, đặc biệt ở cấp cơ sở.

5. Thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp thuộc thẩm quyền; kịp thời báo cáo các cấp những vấn đề vượt thẩm quyền để khai thông nguồn lực cho sản xuất kinh doanh và thúc đẩy đầu tư.

6. Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng để kích thích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh, hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội khác.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gơ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 đã đề ra tại Kế hoạch số 4262/KH-UBND ngày 19/5/2020 của UBND tỉnh và các nội dung theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 84/NQ-CP.

- Đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương và việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của địa phương; kịp thời báo cáo HĐND cùng cấp điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.

- Chủ động xây dựng các phương án, kịch bản bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp; cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm, bình ổn giá và thị trường.

- Tiết kiệm, giảm dự toán chi thường xuyên, thu hồi về ngân sách Nhà nước dành nguồn cho các nhiệm vụ cấp bách khác.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính. Tiếp tục triển khai có hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và thực hiện việc tiếp nhận, trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 28/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về xin lỗi đối với việc giải quyết TTHC quá hạn.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện, hiệu quả, công khai, minh bạch. Đẩy mạnh sử dụng hình thức họp trực tuyến; tiếp tục đổi mới lề lối phương thức làm việc thông qua việc xử lý hồ sơ cônp việc trên môi trường điện tử, thực hiện gửi nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp chính quyền; chuyển đổi từng bước việc điêu hành dựa trên giấy tờ sang điều hành bằng dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ.

2. Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội

2.1. Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để thu hút nguồn lực đầu tư mới như: Công tác quy hoạch; hạ tầng; công tác đào tạo nguồn nhân lực; đảm bảo về năng lượng; cải cách thủ tục hành chính.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương:

- Đẩy nhanh tiến độ xem xét, giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án theo đề xuất của doanh nghiệp; tuyệt đối không để chậm trễ, tồn đọng hồ sơ chưa giải quyết; chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

- Triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh phù hợp với quy định về phòng chống dịch Covid-19.

- Thiết lập tiêu chí xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh phù hợp với các quy định pháp luật; công bố rộng rãi danh mục dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành quy định về trình tự và cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (thay thế Quyết định 32/2016/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của UBND tỉnh).

- Rà soát, theo dõi tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư để kịp thời nắm bắt và có hướng tham mưu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hoặc đôn đốc thực hiện theo tiến độ dự án của các nhà đầu tư; tiếp tục tổ chức cuộc họp giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và các vấn đề nhà đầu tư quan tâm; tổ chức tốt hoạt động hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thực hiện tốt nhiệm vụ đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ