Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 5234/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 5234/KH-UBND
Ngày ban hành 13/10/2015
Ngày có hiệu lực 13/10/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Phạm Trường Thọ
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG NGÃI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5234/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 13 tháng 10 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 47-CT/TW NGÀY 25/06/2015 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng vtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy (được viết tắt công tác PCCC); Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, y ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức triển khai quán triệt sâu rộng các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ trọng tâm tại Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư; Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ban hành kèm theo Quyết định số 1635/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW và các văn bản khác có liên quan đến các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân trong tỉnh để nâng cao nhận thức trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (được viết tắt PCCC và CNCH); xác định rõ nhiệm vụ PCCC và CNCH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

2. Xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, kịp thời, hiệu quả và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về PCCC và CNCH; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cp, các ngành, chính quyn địa phương nhm tạo sự chuyn biến rõ nét trong công tác PCCC và CNCH.

3. Bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW. Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế và tăng cường cơ sở vật chất, trang bị phương tiện cho lực lượng PCCC và CNCH của tỉnh đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới; kiềm chế và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ, tai nạn gây ra.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Đề cao vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng các Sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức đối với công tác PCCC và CNCH. Theo đó, Thủ trưởng các Sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm triển khai đồng bộ các giải pháp để chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra; chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân gương mẫu thực hiện, tích cực vận động gia đình và người thân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Đưa việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC là một tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của cơ quan, tổ chức, đoàn thể, hộ gia đình và cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, người lao động. Nơi nào, địa phương nào để tình hình cháy, nổ xảy ra phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, ảnh hưởng đến môi trường thì Thủ trưởng Sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức nơi đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật.

2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH, hướng dẫn biện pháp phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Vận động cán bộ, công nhân, viên chức, hội viên và người lao động thấy rõ trách nhiệm, tự giác chấp hành pháp luật về PCCC, tích cực tham gia công tác PCCC và CNCH.

3. Tập trung xây dựng phong trào Toàn dân tham gia PCCC và CNCH; đẩy mạnh phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy theo phương châm bốn tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ) gắn với xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng, kiện toàn Ban chỉ đạo PCCC các cấp, lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành; xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến về thực hiện công tác PCCC tại địa bàn dân cư, khu công nghiệp, cơ quan, doanh nghiệp.

4. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy:

- Chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCCC của các cơ quan có liên quan và y ban nhân dân các cấp; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực PCCC và CNCH. Phát huy trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh trong việc hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện công tác PCCC và CNCH. Tăng cường kiểm tra công tác PCCC và xử lý nghiêm các tchức, cá nhân vi phạm.

- Chỉ đạo từng bước thực hiện đồng bộ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành, lĩnh vực của địa phương gắn với quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm cho công tác PCCC và CNCH theo quy định của phát luật. Rà soát, ban hành những quy định cụ thể quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình xây dựng, công trình văn hóa,... bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC. Có phương án đề xuất di chuyển các cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC, có nguy cơ cháy nổ cao ra khỏi khu dân cư.

- Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy, nổ lớn, nhất là các nơi có nguy cơ cháy, nổ cao; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong công tác PCCC rừng. Mọi hoạt động PCCC và CNCH trước hết phải thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ. Đồng thời, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện để ứng phó kịp thời khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn, hạn chế thấp nhất hậu quả thiệt hại về người, tài sản và môi trường.

- Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất ban hành các quy định cụ thể về chế độ, chính sách thỏa đáng đối với những người bị thương, hy sinh hoặc thiệt hại về tài sản khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; kịp thời động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về PCCC (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc...).

5. Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC; xây dựng cơ chế phối hợp, kế hoạch điu động lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ tham gia chi viện kịp thời, hiệu quả, chủ động đối phó với sự cố, tai nạn xảy ra.

6. Xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh chính quy, tinh nhuệ, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, nm vững pháp luật, tinh thông nghiệp vụ đáp ứng yêu cu, nhiệm vụ PCCC và CNCH.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh

- Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về PCCC và CNCH.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các tin bài, phóng sự hướng dẫn người dân biện pháp phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khi có sự c, tai nạn, cháy, nxảy ra; biu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy; phê phán công khai các hành vi thiếu trách nhiệm, các vi phạm nghiêm trọng về PCCC của các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục phòng ngừa chung.

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng phong trào Toàn dân tham gia PCCC và CNCH gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Hàng năm tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương, cơ quan, tchức các hoạt động nhân “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”. Trong năm 2016, tham mưu y ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy” gắn với kỷ niệm 55 năm “Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy” (04/10/1961- 04/10/2016) của Bộ Công an.

- Triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án về đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về PCCC và CNCH, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

- Chủ động nắm chắc tình hình để có biện pháp phòng ngừa cháy, nổ phù hợp, hiệu quả; nâng cao chất lượng công tác thẩm duyệt, thanh tra, kiểm tra về PCCC, xác định nguyên nhân cháy, nổ, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về PCCC theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu, kịp thời xử lý, cứu chữa các vụ cháy, nổ ngay khi mới xảy ra.

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu y ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án chuyển các cơ sở sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất đã cũ, lạc hậu hoặc sử dụng nhiều năm gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn về PCCC, các cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư để trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện.

- Đề xuất Bộ Công an tăng cường biên chế, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới.

[...]