Kế hoạch 522/KH-GDĐT-CTTT về đảm bảo an toàn thực phẩm trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2018 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 522/KH-GDĐT-CTTT
Ngày ban hành 12/02/2018
Ngày có hiệu lực 12/02/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Bùi Thị Diễm Thu
Lĩnh vực Giáo dục,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 522/KH-GDĐT-CTTT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 02 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2018

Căn cứ Chỉ thị số 26/2014/CT-UBND ngày 17/9/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tăng cường các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Kế hoạch 15/KH-BCĐLNVSATTP ngày 23/02/2017 của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố về đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 phê duyệt Chương trình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 65/KH-BCĐLNVSATTP ngày 16/01/2018 về kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2018.

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn bàn thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2018 trong ngành Giáo dục và Đào tạo như sau:

I. MỤC TIÊU

- Kiện toàn Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm của các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo các thành viên ban chỉ đạo được bổ sung kiến thức chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác.

- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn để kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại đơn vị.

- Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn trong suốt quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm, bảo quản… đảm bảo thực phẩm cho học sinh sử dụng có truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thực phẩm.

- Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng. Đảm bảo 100% người quản lý về an toàn thực phẩm nắm vững các văn bản pháp lý và kiến thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.

Phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về kiểm nghiệm thực phẩm (thu thập, phân tích, kiểm nghiệm mẫu thực phẩm).

- Bảo đảm sử dụng thực phẩm an toàn từ cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục và đơn vị trường học hợp đồng với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 22000… Đồng thời ký hợp đồng các cơ sở kinh doanh thực phẩm (bếp ăn tập thể, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, suất ăn công nghiệp) theo đúng quy định của thông tư số 47/2014/TT-BYT 11 tháng 12 năm 2014 quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính, giảm 30% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 học sinh mắc trở lên được ghi nhận so với năm 2017.

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:

a. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học:

- Chỉ đạo các đơn vị tổ chức các hoạt động đầu tư trang thiết bị kiểm nghiệm tại các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học, lấy mẫu giám sát sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn cán bộ chuyên môn về ATTP, nghiệp vụ quản lý, chứng chỉ lấy mẫu,... tại các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục.

- Phối hợp với Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố triển khai phần mềm truy xuất nguồn gốc, hệ thống cảnh báo các sản phẩm không an toàn. Trên cơ sở truy xuất nguồn gốc toàn bộ hệ thống kinh doanh thịt heo, gia cầm, tiếp tục triển khai hệ thống truy xuất đối với rau củ quả và thủy sản.

- Tổ chức đánh giá, tổng kết hàng năm lồng ghép chung trong công tác y tế trường học.

b. Tăng cường hoạt động thông tin, truyền thông về ATTP trong cơ sở giáo dục, đơn vị trường học:

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm quản lý của các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học trong việc lựa chọn sản phẩm thực phẩm.

- Triển khai các phương thức truyền thông phong phú, đa dạng như hội nghị, hội thảo, tờ rơi, áp phích, băng rôn, phướn, báo đài, hệ thống phát thanh của các đơn vị, website,

- Phát huy vai trò các đoàn thể tại các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học trong công tác truyền thông để đạt được hiệu quả tuyên truyền về an toàn thực phẩm.

- Quản lý chặt chẽ việc quảng cáo về thực phẩm ăn uống trong các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học, tất cả các hình thức quảng cáo về thực phẩm ăn uống tại các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học đều phải có ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo; tránh tình trạng quảng cáo, buôn bán tràn lan, thiếu kiểm soát.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ