KẾ HOẠCH
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG
TÀU NĂM 2023
Thực hiện Nghị quyết số
19/NQ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia
về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) giai đoạn 2021 – 2025 và Kế hoạch số
150/KH-UBND ngày 19/8/2022 của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện Chương trình quốc
gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Trên cơ sở kết quả thực hiện
công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu ban hành Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2023, như
sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Chăm lo cải thiện điều kiện làm
việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người
lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động,
bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của
doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu và của quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể
- Trung bình hằng năm, giảm 4%
tần suất tai nạn lao động, tần suất tai nạn lao động chết người;
- Trên 90% số người làm công
tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ các cấp và ban quản lý khu
công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về ATVSLĐ.
- Trên 80% số người lao động
làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được
huấn luyện về ATVSLĐ; 80% số người làm công tác ATVSLĐ được huấn luyện về
ATVSLĐ
- Trên 80% người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo
quy định của pháp luật;
- 100% số vụ tai nạn lao động
chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, chính sách bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN);
- Tổ chức triển khai Kế hoạch
Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
II. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Nâng cao năng
lực và hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội
b) Cơ quan phối hợp: Sở Y tế,
Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố.
c) Các hoạt động cụ thể:
- Tham gia hội nghị, hội thảo tập
huấn về ATVSLĐ, về chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN do Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội tổ chức; tham gia các hoạt động về chương trình ATVSLĐ của các sở,
ban ngành, địa phương và doanh nghiệp tổ chức; hỗ trợ điều tra TNLĐ, kiểm tra, tham
gia các hoạt động ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trong tỉnh.
- Tổng hợp, báo cáo công tác
ATVSLĐ, tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao
động nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai các hoạt động
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về ATVSLĐ, chính sách bảo
hiểm TNLĐ, BNN, đồng thời xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân có hành
vi vi phạm các quy định pháp luật về công tác ATVSLĐ; điều tra các vụ tai nạn
lao động chết người hoặc bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên.
2. Tuyên truyền,
tập huấn, huấn luyện, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự tuân thủ pháp
luật về ATVSLĐ.
a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội
b) Cơ quan phối hợp: Sở Y tế,
Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố,
UBND xã, phường thị trấn và tổ chức huấn luyện ATVSLĐ.
c) Các hoạt động cụ thể:
- Tập huấn (01 lớp) nâng cao
năng lực về an toàn, vệ sinh lao động cán bộ, người làm công tác quản lý, chỉ đạo
tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ các cấp và ban ngành.
- Tổ chức 02 lớp huấn luyện
ATVSLĐ cho người phụ trách ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh.
- Tổ chức 02 lớp huấn luyện
ATVSLĐ cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ trong
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn về
chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người sử dụng lao động, người làm công tác
ATVSLĐ, tiền lương của các doanh nghiệp;
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức tốt
các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu năm 2023;
- Thông tin, tuyên truyền về biện
pháp phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phổ biến chính sách pháp
luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN (viết tin bài, phóng sự về ATVSLĐ, in ấn tờ rơi, băng
rôn, panô tuyên truyền) từ nguồn ngân sách được cấp, từ Quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc xã hội hóa.
3. Tuyên truyền
nâng cao nhận thức ATVSLĐ cho cán bộ công đoàn và mạng lưới an toàn vệ sinh
viên trong các doanh nghiệp.
a) Cơ quan chủ trì: Liên đoàn
Lao động tỉnh
b) Cơ quan phối hợp: Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Ban quản lý các KCN tỉnh, UBND huyện, thị xã,
thành phố, UBND xã, phường thị trấn và các cơ quan, doanh nghiệp.
c) Các hoạt động cụ thể:
- Phát động phong trào thi đua
“Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động” trong các cơ quan, doanh
nghiệp.
4. Chế độ báo
cáo
Báo cáo kết quả thực hiện Tháng
hành động về ATVSLĐ trước ngày 15/7/2022, báo cáo kết quả thực hiện công tác
ATVSLĐ trước ngày 25/12/2022 và báo cáo định kỳ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật
gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm
việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn của UBND các huyện, thị
xã, thành phố theo quy định tại Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
của Chính phủ gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
5. Kinh phí thực
hiện Kế hoạch
- Ngân sách nhà nước bố trí
trong dự toán ngân sách hàng năm của các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể, địa
phương; các chương trình, đề án liên quan theo quy định của pháp luật về ngân
sách nhà nước.
- Tài trợ, viện trợ quốc tế và
huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp các sở,
ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực
hiện Kế hoạch ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch tổ chức Tháng hành động về
ATVSLĐ năm 2023.
- Chủ trì phối hợp với các Sở,
ban ngành liên quan triển khai các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động.
- Chủ trì, phối hợp các sở,
ban, ngành có liên quan, Liên đoàn Lao động tỉnh, Phòng LĐ-TBXH các huyện, thị
xã, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ tại
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp các sở, ban, ngành,
đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan Báo, Đài Phát thanh
Truyền hình đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác ATVSLĐ và chính
sách pháp luật bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Tổng hợp kết quả thực hiện
Tháng hành động về ATVSLĐ, kết quả thực hiện công tác ATVSLĐ năm 2023 báo cáo
UBND tỉnh, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; đề xuất xét khen thưởng các tập
thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn, vệ sinh lao động
năm 2022.
2. Sở Y tế
- Phối hợp các sở, ban, ngành
liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức, triển khai hiệu quả Kế hoạch
thực hiện chương trình quốc gia về ATVSLĐ.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền
sâu rộng trên các hệ thống thông tin đại chúng về phòng, chống bệnh nghề nghiệp,
chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc tới các đơn vị, doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh, đặc biệt quan tâm người lao động làm việc trong các bộ phận,
doanh nghiệp có nhiều yếu tố độc hại, nguy hiểm.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan, tham mưu UBND tỉnh
kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Đề nghị Liên đoàn Lao động
tỉnh
- Chủ động phối hợp các sở,
ban, ngành liên quan, chỉ đạo Liên đoàn Lao động các huyện, thị xã, thành phố,
công đoàn ngành tổ chức triển khai, thực hiện tốt phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp
- Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động” tại các cơ quan, doanh nghiệp và nâng cao
hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên đối với công tác an toàn,
vệ sinh lao động.
- Triển khai hiệu quả công tác
thông tin, tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức của tổ chức công đoàn
các cấp trên địa bàn tỉnh về công tác ATVSLĐ, nhất là ngành, nghề có nguy cơ
cao về TNLĐ, BNN (khai thác và chế biến khoáng sản, cơ khí,luyện kim, hóa chất,
xây dựng…).
5. Ban Quản lý các Khu công
nghiệp tỉnh
- Phối hợp Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội, các chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp thông tin, tuyên
truyền biện pháp phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Báo cáo kết quả thực hiện
Tháng hành động về ATVSLĐ và báo cáo kết quả thực hiện công tác ATVSLĐ của đơn
vị gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Các sở, ban, ngành có
liên quan
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao, có hình thức phù hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch này tại các
cơ quan, đơn vị trực thuộc thẩm quyền quản lý.
- Tăng cường thông tin, tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện công tác ATVSLĐ đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thuộc
lĩnh vực quản lý.
- Báo cáo kết quả thực hiện
Tháng hành động về ATVSLĐ và báo cáo kết quả thực hiện công tác ATVSLĐ của đơn
vị gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
7. UBND các huyện, thị xã,
thành phố
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ,
tình hình thực tế của địa phương và trên cơ sở kế hoạch chương trình quốc gia về
ATVSLĐ để xây dựng kế hoạch, nội dung các hoạt động công tác ATVSLĐ năm 2023, đặc
biệt triển khai các hoạt động tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ tại địa phương.
- Chủ động phối hợp Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội và các sở, ban ngành liên quan tổ chức triển khai thực
hiện tốt kế hoạch ATVSLĐ trên địa bàn.
- Tăng cường thông tin, tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về ATVSLĐ, trong đó chú trọng đối tượng lao động
nông nghiệp, hộ gia đình, tự do, thuê mướn, tiểu thủ công nghiệp, người lao động
làm việc không theo hợp đồng lao động; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công
tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thuộc
lĩnh vực quản lý.
- Báo cáo kết quả thực hiện
Tháng hành động về ATVSLĐ trước ngày 15/7/2023, Báo cáo kết quả thực hiện công
tác ATVSLĐ trước ngày 25/12/2023 và Báo cáo định kỳ tai nạn lao động, sự cố kỹ
thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động
làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa gửi Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
Trên đây là Kế hoạch an toàn, vệ
sinh lao động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2023, trong quá trình thực
hiện có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời về về Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Thành viên Hội đồng ATVSLĐ;
- Sở Lao động – TBXH;
- Liên đoàn Lao động tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- CVP.UBND tỉnh;
- Lưu VT, VX5.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Minh Thông
|