ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 51/KH-UBND
|
Cần Thơ, ngày 10 tháng 3 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG CHUỘT BẢO VỆ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thực hiện Chỉ thị số 9864/CT-BNN-BVTV
ngày 19 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế
hoạch phòng, chống chuột bảo vệ sản
xuất trồng trọt giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố Cần
Thơ, với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nhằm quản lý tốt đối tượng chuột gây hại một cách chủ động, đồng loạt, đúng thời điểm, đúng
phương pháp và liên tục đảm bảo sản xuất thắng lợi các vụ
lúa và cây ăn quả, giúp nông dân quản lý tốt và hạn chế tối
đa thiệt hại do chuột gây hại tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
2. Mục tiêu cụ thể
- Quản lý được đối tượng chuột gây hại, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do chuột gây
ra trên các loại cây trồng chính trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Tuyên truyền sâu, rộng bằng nhiều
hình thức (poster, tờ rơi, phóng sự, tọa đàm) về đối tượng
dịch hại này đến người dân biết rõ và quản lý tốt hơn.
II. NỘI DUNG TRIỂN
KHAI KẾ HOẠCH
1. Tập huấn nông dân và hỗ trợ phòng trừ chuột
a) Tập huấn nông dân
- Mục tiêu: Hướng dẫn nông dân quản
lý chuột bằng biện pháp tổng hợp, giảm việc
sử dụng thuốc không đúng, đảm bảo an toàn lao động
và an toàn môi trường trong phòng trừ chuột.
- Địa điểm tập
huấn: Các quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ.
- Tổ chức thực hiện:
+ Tập huấn trên cây lúa: 300 cuộc x
05 năm = 1.500 cuộc, thời gian tập huấn 01 ngày/cuộc, số lượng nông dân tham dự
30 nông dân/cuộc.
+ Tập huấn trên cây ăn trái: 17 cuộc x
05 năm = 85 cuộc, thời gian tập huấn 01 ngày/cuộc, số lượng nông
dân tham dự 30 nông dân/cuộc.
b) Hỗ trợ phòng
trừ trên diện tích có nguy cơ bị chuột gây hại
- Hỗ trợ bẫy chuột
+ Mục tiêu: Thực hiện biện pháp phòng
trừ chuột thủ công, an toàn sinh học trên diện tích đã bị chuột gây hại.
+ Địa điểm thực hiện: Trên các diện
tích đã bị chuột gây hại của các quận, huyện.
+ Tổ chức thực hiện: Hỗ trợ 22.500 x 05 năm = 112.500 bẫy chuột trên tổng
diện tích 225.142 ha, trong 05 năm.
- Hỗ trợ thuốc sinh học trên diện tích bị chuột gây hại
+ Mục tiêu: Thực hiện biện pháp phòng
trừ sinh học trên diện tích đã và có nguy cơ ảnh hưởng do
chuột gây hại.
+ Địa điểm thực
hiện: Tại các diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng chuột gây hại tại các quận huyện.
+ Tổ chức thực
hiện: Hỗ trợ 1125 kg x 05 năm =
5.625 kg thuốc sinh học để phòng trừ chuột trong 05 năm.
- Thực hiện mô hình bẫy cây trồng
+ Mục tiêu: Tổ chức
diệt chuột cộng đồng.
+ Địa điểm Thực
hiện: Các quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ
+ Tổ chức thực hiện: thực hiện 7 bẫy x 5 năm = 35 bẫy cây trồng tại mỗi đầu vụ sản xuất
trong 05 năm.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền
- Mục tiêu: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng chống chuột gây hại trên
cây trồng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên
truyền thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo.
- Nội dung thực hiện:
+ Hội nghị triển khai kế hoạch và tổng
kết: Tổ chức hàng năm nhằm triển khai kế hoạch thực hiện trong năm và tổng kết,
đánh giá tình hình thực hiện, đề xuất
giải pháp thực hiện trong năm tiếp theo. Quy mô: 10 cuộc/5 năm; 50 người/cuộc,
01 ngày/cuộc.
+ Lễ phát động phòng trừ chuột: Tổ chức
05 buổi lễ phát động phòng trừ chuột trong 05 năm thực hiện
kế hoạch (01 cuộc/năm), nhằm phát động các quận, huyện ra
quân diệt chuột đồng loạt nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý chuột trên cây
trồng.
+ In poster, tài
liệu bướm về nội dung quản lý chuột gây hại trên cây trồng: In 2.500 poster,
25.000 tài liệu bướm trong 05 năm thực hiện kế hoạch.
+ Báo: Thực hiện 20 kỳ đăng báo (01 kỳ/quý,
4 kỳ/năm) trong 05 năm thực hiện kế hoạch nhằm thông tin tuyên truyền về kết quả
thực hiện quản lý chuột trên các loại cây trồng.
+ Phóng sự, tọa đàm: Nhằm tuyên truyền kết quả thực hiện Kế hoạch phòng chống
chuột trên các loại cây trồng đến
Ban ngành, đoàn thể và nông dân sản xuất trong và ngoài
thành phố.
3. Công tác quản lý: được thực hiện định kỳ nhằm kịp thời hỗ trợ,
tháo gỡ những khó khăn trong quá
trình triển khai thực hiện kế hoạch.
III. THỜI GIAN
THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện kế hoạch là 05
năm, từ năm 2021 đến năm 2025.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Kế
hoạch Phòng chống chuột bảo vệ sản xuất trồng
trọt giai đoạn 2021-2025 là 29.605.050.000 đồng (Hai mươi chín tỷ, sáu trăm
lẻ năm triệu, không trăm năm chục ngàn đồng), trong đó:
- Vốn đề xuất ngân sách thành phố: 22.573.800.000 đồng.
- Vốn đối ứng của nông dân:
7.031.250.000 đồng.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban
ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ
quan có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Kế
hoạch phòng chống chuột bảo vệ sản xuất trồng
trọt trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025 theo đúng quy định.
- Hướng dẫn bằng văn bản về các phương pháp, biện pháp diệt chuột;
phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn công tác diệt chuột, đảm bảo đúng thời điểm, hiệu quả.
- Phối hợp với
địa phương thành lập Ban vận động phòng chống chuột bảo
vệ sản xuất trên các loại cây trồng.
- Hàng năm, xây dựng dự toán chi tiết
gửi Sở Tài chính thẩm dịnh, trình
UBND thành phố bố trí thực hiện.
- Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng
kết định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố tình hình thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở
Tài chính: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, trên cơ sở đề
xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy
mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền
thông đại chúng thông tin về công tác phòng chống chuột của
người dân trên các loại cây trồng trên địa bàn thành phố Cần
Thơ.
4. Hội Nông dân thành phố: Hội Nông dân thành phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố hỗ trợ
tuyên truyền, vận động nông dân trong công tác phòng chống chuột gây hại, bảo
vệ năng suất trên các loại cây trồng.
5. Ủy ban nhân dân quận, huyện
- Chủ động bố trí kinh phí từ ngân
sách địa phương để thực hiện các
nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch.
- Chỉ đạo các
phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn căn cứ Kế hoạch này, xây dựng và tổ chức
thực hiện Kế hoạch diệt chuột của đơn vị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, đúng quy định.
- Phối hợp Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan thông
tin truyền thông thành phố chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ tuyên truyền công tác diệt chuột, để nhân
dân biết chủ động tham gia thực hiện.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tổng
hợp kết quả thực hiện của các đơn vị trên địa
bàn, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố), tổng hợp, báo
cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo
quy dịnh.
Trên đây là Kế hoạch
phòng chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt giai đoạn 2021
- 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối
hợp với các cơ quan tổ chức triển khai thực hiện. Trong
quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc cần bổ sung, điều chỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và địa phương chủ động đề xuất gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
- CT, PCT UBND thành phố (1AC);
- Hội Nông dân thành phố;
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Sở Tài chính;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- UBND quận, huyện;
- VP. UBND thành phố (2B, 3B);
- Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Lưu: VT.HN.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hè
|