Kế hoạch 4994/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Quyết định 491/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 4994/KH-UBND
Ngày ban hành 21/11/2018
Ngày có hiệu lực 21/11/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Ngọc Hai
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4994/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 21 tháng 11 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 491/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm thực hiện có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm các yêu cầu, nhiệm vụ theo nội dung Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể hoá các giải pháp, nhiệm vụ điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài trong quản lý, đầu tư xây dựng các dự án, công trình xử lý chất thải rắn theo công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, tiết kiệm đất đai và phù hợp với điều kiện tư nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương. Khuyến khích sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm từ quá trình xử lý chất thải rắn.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực quản lý Nhà nước của các Sở, ngành và địa phương trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới.

- Thực hiện có hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý tối đa lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh.

- Phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, góp phần bảo vệ sức khoả con người, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

2. Yêu cầu

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành và địa phương nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và tổ chức thực hiện các đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn.

- Đưa các chỉ tiêu cần đạt được về thu gom, xử lý chất thải rắn vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 05 năm của địa phương để triển khai, thực hiện.

- Bố trí quỹ đất cho đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn phù hợp với mục tiêu phát triển của từng giai đoạn theo quy hoạch chất thải rắn, quy hoạch xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, giám sát trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng xử lý chất thải rắn trên địa bàn trong quá trình đầu tư xây dựng và đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

- Các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ để tham gia xây dựng các chính sách về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn theo đúng quy định của pháp luật.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh công tác thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn; phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu phát sinh chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đẩy mạnh xã hội hoá và thu hút đầu tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện môi trường, khuyến khích sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm từ quá trình xử lý chất thải rắn.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Về chất thải rắn nguy hại

- 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

- 85% chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình, cá nhân phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- 100% các nhà sản xuất thiết bị điện tử phải thiết lập và công bố các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định của pháp luật.

2.2. Về chất thải rắn sinh hoạt đô thị

- Tất cả các đô thị loại đặc biệt và loại I có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 85% các đô thị còn lại có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ