Kế hoạch 4831/KH-UBND năm 2022 về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 4831/KH-UBND
Ngày ban hành 07/11/2022
Ngày có hiệu lực 07/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Nguyễn Long Biên
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4831/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 07 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Thực hiện Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 4/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025;

Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;

Thông tư số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp-Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Làm căn cứ xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực, tiết kiệm và hiệu quả.

Làm căn cứ để xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Thúc đẩy xã hội hóa lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tạo môi trường hoạt động bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công lập.

2. Yêu cầu:

Đảm bảo tính đúng, tính đủ để hoàn thành việc đào tạo cho người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định hiện hành.

Đảm bảo tính ổn định, thống nhất của định mức kinh tế-kỹ thuật trước đó.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Nội dung xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật:

Xây dựng định mức kinh tế- kỹ thuật cho từng môn học/mô đun và định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng nghề đào tạo trình độ sơ cấp trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, với các nội dung:

- Định mức lao động:

Định mức lao động = Định mức lao động trực tiếp (giảng dạy) + định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ).

+ Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành;

+ Định mức lao động gián tiếp được quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của lao động trực tiếp.

- Định mức thiết bị:

+ Xác định chủng loại thiết bị;

+ Xác định thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị;

+ Xác định thời gian sử dụng từng chủng loại thiết bị: Bao gồm thời gian máy chạy có tải (tiêu hao vật tư) và máy chạy không tải (không tiêu hao vật tư);

+ Tổng hợp định mức thiết bị.

[...]