Kế hoạch 48/KH-UBND về công tác hội nhập quốc tế tỉnh Hà Tĩnh năm 2016

Số hiệu 48/KH-UBND
Ngày ban hành 29/02/2016
Ngày có hiệu lực 29/02/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Đình Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 29 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC HỘI NHẬP QUỐC TẾ NĂM 2016

Thực hiện Nghị quyết s22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế đến m 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2015 - 2020; Chương trình số 10/CTr - UBND ngày 15/01/2016 của UBND tỉnh về triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016; Chương trình số 274/CTr-UBND ngày 10/7/2014 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2016 của Bộ Chính trị; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch công tác Hội nhập quốc tế năm 2016 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

- Huy động tổng thể, đồng bộ các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; củng cố môi trường hòa bình, ổn định chính trị - quốc phòng - an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ đất nước; quảng bá hình ảnh của tỉnh Hà Tĩnh đến với bạn bè thế giới, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền của tỉnh Hà Tĩnh đồng thời tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Nâng cao vị thế của tỉnh Hà Tĩnh trong nước, quốc tế và với các đối tác, đặc biệt là đối tác quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về tính cần thiết, cấp bách của công tác hội nhập quốc tế.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình số 274/CTr-UBND ngày 10/7/2014 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế đến năm 2020.

II. NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Công tác tuyên truyền và hoàn thiện thể chế

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng đến toàn thể các cấp, các ngành, tổ chức và tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật năm 2015 - 2016 và những yêu cầu về hội nhập quốc tế, các cơ hội và thách thức, phương hướng, nhiệm vụ của hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực để thống nhất trong nhận thức và hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao chsố năng lực cạnh tranh của tỉnh. Xây dựng, duy trì và mở rộng kênh thông tin điện tử bằng nhiều ngôn ngữ để thu hút đầu tư từ các đối tác bên ngoài.

- Tăng cường công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế, chính sách để xem xét việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi, ban hành mới nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập; tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân nước ngoài vào hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh ở Hà Tĩnh và từ Hà Tĩnh đầu tư, kinh doanh ra nước ngoài.

- Tiếp tục xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực.

- Tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài và người nước ngoài làm việc, sinh sống trên địa bàn tỉnh.

2. Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế

- Tiếp tục thực hiện Chương trình vận động viện trợ phi chính phủ giai đoạn 2013 - 2017 của UBND tỉnh và đề án Tăng cường hp tác và phát triển kinh tế đối ngoại giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo.

- Tổ chức các Hội nghị xúc tiến đầu tư và vận động viện trợ: Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Israel, Canada, Mỹ; Hội nghị vận động viện trợ không hoàn lại tại Hà Nội.

- Đẩy mạnh vận động thu hút nguồn vốn ODA, NGO từ các tổ chức tài chính quốc tế như: WB, ADB, IMF, AFD, các đối tác từ Hàn Quốc, Nhật Bản Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Bỉ, Canada... và các tổ chức phi chính phủ cho các chương trình, dự án nhằm đầu tư kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư FDI và tăng dần đầu tư ra nước ngoài, góp phần mở rộng hội nhập, tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới theo đúng định hướng gắn với tái cơ cấu ngành kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và các thành phần kinh tế của tỉnh.

- Tích cực thúc đẩy các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác với các thành viên của Hiệp hội các tỉnh 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan có sử dụng đường 8 và đường 12 (APOTC) trên các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, đầu tư, du lịch và nghiên cứu, triển khai những nội dung trong khuôn khổ Tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 5 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan vào ngày 20/12/2014.

3. Hội nhập chính trị nhằm khẳng định vị thế của tỉnh Hà Tĩnh trong khu vực và trên thế giới

- Tiếp tục củng cố, đẩy mạnh và phát triển sâu, rộng hơn nữa mối quan hệ hữu nghvới các đối tác truyền thống như: Tỉnh Bolykhămxay, Khăm muộn, Savannakhet (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào); Nakhon Phanom, Sakon Nakhon (Vương quốc Thái Lan) để thường xuyên trao đổi giao lưu về giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao, phát triển kinh tế và hỗ trợ chuyển giao khoa học kthuật, đảm bảo an ninh trật tự.

- Đẩy mạnh thiết lập quan hệ với các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài, các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán và các cơ quan đại diện ngoại giao khác của nước ngoài ở Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, phát triển du lịch, dịch vụ...

- Tiếp tục xúc tiến thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác mới với các tỉnh, thành phố của các nước có nhiều điểm tương đồng với tỉnh Hà Tĩnh và có tiềm năng, thế mạnh trong việc hợp tác phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa. Năm 2016, phấn đấu thiết lập quan hệ hp tác với các tnh, thành phố: Kanagawa (Nhật Bản), Dangjin (Hàn Quốc) và ký kết ghi nhớ hợp tác với thành phố Langley (Canada), thành phố Port Hedland (Úc).

4. Các lĩnh vực khác

- Tiếp tục tuyên truyền quảng bá về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại đến bạn bè trong nước, khu vực và trên thế giới và các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của tỉnh Hà Tĩnh; tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân và Kiều bào nước ngoài tích cực sử dụng sản phẩm, hàng hóa Hà Tĩnh, hàng Việt Nam trên thị trường nước bạn.

- Tiếp tục làm tốt công tác tư vấn du học, xuất khẩu lao động, đẩy mạnh chương trình đưa lao động kỹ thuật sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

- Tăng cường thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan,

[...]