Kế hoạch 458/KH-UBND năm 2017 về công tác văn thư, lưu trữ năm 2018 do tỉnh Hà Giang ban hành
Số hiệu | 458/KH-UBND |
Ngày ban hành | 27/12/2017 |
Ngày có hiệu lực | 27/12/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Giang |
Người ký | Nguyễn Văn Sơn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 458/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 27 tháng 12 năm 2017 |
CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ NĂM 2018
1. Mục đích
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ; phát huy vai trò, ý nghĩa của công tác văn thư, hoạt động lưu trữ và tài liệu lưu trữ trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, góp phần thực hiện tốt cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ bảo đảm: nhanh chóng, chính xác, bảo mật, đúng quy định hiện hành của Nhà nước, từng bước hiện đại; giữ gìn, bảo vệ an toàn tài liệu lưu trữ, phục vụ tốt nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ chính đáng của các tổ chức, cá nhân.
1. Quản lý công tác văn thư, lưu trữ
a) Truyền truyền, phổ biến pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ
Các cơ quan, tổ chức tiếp tục tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về văn thư, lưu trữ, trọng tâm là:
- Nội dung Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử;
- Các văn bản quy định, hướng dẫn về: soạn thảo, ban hành văn bản; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử; chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ; quản lý văn bản, tài liệu điện tử.
b) Xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ
- Đối với Sở Nội vụ: giúp UBND tỉnh rà soát, đánh giá các văn bản của UBND tỉnh về văn thư, lưu trữ và kịp thời tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới bảo đảm kịp thời, thống nhất, toàn diện, đáp ứng được yêu cầu của công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay; trong đó đặc biệt chú trọng tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo về quản lý, sử dụng văn bản, tài liệu điện tử.
- Đối với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố: tiếp tục ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản chỉ đạo, quản lý về công tác văn thư, lưu trữ theo thẩm quyền, nâng cao chất lượng quản lý các nội dung về soạn thảo, ban hành, quản lý và lưu trữ văn bản, tài liệu đúng quy định của pháp luật.
c) Tổ chức và nhân sự, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ
- Đối với Sở Nội vụ:
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về văn thư, lưu trữ; trọng tâm là bồi dưỡng, tập huấn về lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2017 và quản lý văn bản, tài liệu điện tử.
Tiếp tục phối hợp với UBND các huyện tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức làm văn thư, lưu trữ (kể cả kiêm nhiệm) ở các phòng, ban, trường học, xã, phường, thị trấn, đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn của người làm văn thư, lưu trữ theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 2424/UBND-NC ngày 27 tháng 7 năm 2016 về việc triển khai Chỉ thị số 07- CT/TƯ ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác lưu trữ và Công văn số 4241/UBND-NC ngày 19 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh về triển khai Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.
- Đối với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố:
Bố trí công chức, viên chức làm văn thư, lưu trữ phải bảo đảm tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn; thực hiện đầy đủ các chế độ phụ cấp độc hại, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức làm văn thư, lưu trữ theo quy định hiện hành;
Các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát lại đội ngũ công chức, viên chức được bố trí làm văn thư, lưu trữ (kể cả kiêm nhiệm), nếu chưa đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, đặc biệt là chưa được đào tạo chuyên môn từ sơ cấp trở lên phải có phương án sắp xếp hoặc phối hợp với Sở Nội vụ (trực tiếp là Chi cục Văn thư, Lưu trữ) để tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn (trình độ sơ cấp) cho đội ngũ này theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 2424/UBND-NC ngày 27 tháng 7 năm 2016 và Công văn 4241/UBND-NC ngày 19 tháng 10 năm 2017.
d) Thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ
Sở Nội vụ và UBND huyện, thành phố tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về văn thư, lưu trữ theo thẩm quyền; nội dung tập trung vào: việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; công tác soạn thảo và thủ tục ban hành văn bản; công tác quản lý văn bản, lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; công tác xử lý tài liệu lưu trữ tồn đọng; công tác bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ. Kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về văn thư, lưu trữ được lấy làm một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức (Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra về nội dung này, báo cáo UBND tỉnh để làm cơ sở đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh).
Lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Nội vụ về công tác văn thư, lưu trữ tại các phòng, đơn vị trực thuộc.
đ) Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ về văn thư, lưu trữ
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố thực hiện đúng chế độ báo cáo thống kê định kỳ về công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ theo quy định tại Thông tư số 09/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chế độ báo cáo thống kê công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ.