Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 444/KH-UBND năm 2022 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2030

Số hiệu 444/KH-UBND
Ngày ban hành 01/08/2022
Ngày có hiệu lực 01/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 444/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 01 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

Phần I

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016-2021

1. Tình hình hệ thống y tế chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2016-2021

Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp là yếu trất quan trọng để thúc đẩy sản xuất. Các doanh nghiệp đã từng bước có đầu tư mua sắm, trang bị đồ bảo hộ lao động, bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động để giảm thiểu những tác hại đến sức khỏe của người lao động.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.746 cơ sở lao động với 28.440 người lao động. Trong đó, cơ sở lao động nhỏ chiếm 95,5% (1.667 cơ sở); cơ sở lao động vừa chiếm 3,9% (68 cơ sở) và cơ sở lao động lớn (trên 200 người lao động) chiếm 0,6% (11 cơ sở). Số cơ sở lao động có yếu tố nguy hiểm, có hại là 153 cơ sở với 3.589 người lao động tiếp xúc trực tiếp trên tng số 5.744 người lao động làm việc tại các cơ sở này.

- Có 11 đơn vị đủ điều kiện tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động (Bệnh viện đa khoa tỉnh, 07 Trung tâm Y tế huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông và 02 cơ sở y tế tư nhân); chưa có đơn vị đủ điều kiện thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và tư vấn điều trị các bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Có 01 đơn vị đủ năng lực thực hiện quan trắc môi trường lao động (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông) được công bố đủ điều kiện tổ chức quan trắc môi trường lao động từ năm 2017. Đến thời điểm hiện tại, đơn vị đủ năng lực thực hiện 14 chỉ tiêu, đạt 53,8% và hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với Viện chuyên ngành thêm 12 chỉ tiêu để đảm bảo đủ điều kiện tổ chức quan trắc môi trường lao động theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính Phủ.

2. Kết quả thực hiện chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2016 - 2021

- Tính đến tháng 12 năm 2021, số cơ sở lập hồ sơ vệ sinh lao động tăng 79 cơ sở so với năm 2016; tuy nhiên, mới chỉ đạt được 4,5% trên tổng số cơ sở lao động được quản lý (1.746). Về tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở lao động đã được hình thành nhưng có sự biến động hàng năm, đến nay ghi nhận là 166 cơ sở lao động tổ chức bộ phận y tế, tăng gấp đôi so với năm 2016, đạt 9,5% trên tổng số cơ sở lao động quản lý.

- Về công tác lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động, trong giai đoạn 2016 - 2021 số cơ sở lao động lập hồ sơ quản lý sức khỏe chiếm 1,32% tổng số cơ sở được quản lý (23/1.746).

- Số cơ sở lao động triển khai huấn luyện sơ cứu, cấp cứu còn thấp chiếm 4,99% tổng số cơ sở (87/1.746); Quan trắc môi trường lao động chiếm 10,9% tổng số cơ sở (191/1.746).

- Số cơ sở lao động tổ chức khám bệnh nghề nghiệp còn rất thấp, trung bình mi năm ch01 cơ sở lao động tổ chức khám bệnh nghề nghiệp (hợp đồng khám với đơn vị ngoài tỉnh), ghi nhận số liệu báo cáo qua các năm đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có bệnh nhân mắc bệnh nghề nghiệp.

- Công tác thanh, kiểm tra liên ngành đã thực hiện tại 56 cơ sở lao động (giai đoạn 2016-2020, năm 2021 không thực hiện do ảnh hưởng của dịch COVID-19); đa scác cơ sở lao động thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, cơ sở lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đều được kiểm định định kỳ, có sổ theo dõi và có quy trình vận hành theo quy định.

- Sau khi Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện việc tuyên truyền phổ biến sâu rộng cho người lao động với nhiều hình thức phong phú và đa dạng như trên các phương tiện thông tin, truyền thông, qua các tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động hàng năm, tổ chức tập huấn, huấn luyện, nói chuyện chuyên đề phổ biến pháp luật, phát tờ rơi, áp phích. Thông qua kết quả các cuộc điều tra, kiểm tra cho thấy việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đã được cải thiện.

- So sánh các kết quả thực hiện với năm 2016 cho thấy, môi trường lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh từng bước đã có sự cải thiện, ghi nhận về yếu tố vi khí hậu vượt tiêu chuẩn cho phép giảm, cụ thể: tiếng ồn giảm trên 50%, điều kiện nhiệt độ tại nơi làm việc giảm trên 80%, độ ẩm giảm 39%. Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố có hại khác đang có xu hướng gia tăng như điều kiện ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt không giảm, hơi khí độc, điện từ trường, các dung môi, các chất gây ung thư chưa được quan trắc vì thiếu trang thiết bị chuyên dùng.

3. Nguyên nhân, hạn chế

- Người lao động sử dụng lao động chưa thực hiện nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Một số cơ sở có thực hiện, tuy nhiên chủ yếu theo hình thức đối phó.

- Cơ sở lao động có bố trí bộ phận làm công tác y tế còn thấp, nên khó khăn trong việc chăm sóc và quản lý sức khỏe người lao động, báo cáo thống kê tình hình vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động lên cho cơ quan quản lý.

- Hệ thống cán bộ kiêm nhiệm công tác y tế lao động, đặc biệt là tại các tuyến y tế cơ sở được duy trì nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động không cao. Do các cán bộ này kiêm nhiệm nhiều chương trình và thường thay đổi.

- Đắk Nông chưa có phòng khám đủ năng lực khám và điều trị bệnh nghề nghiệp, do đó công tác khám, phát hiện các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, lập hồ sơ quản lý bệnh nghề nghiệp và xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nghề nghiệp rất khó để triển khai. Máy móc, trang thiết bị quan trắc môi trường lao động được đầu tư từ năm 2014, đến nay đã xuống cấp trầm trọng. Những điều này ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Phần II

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

I. Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;

- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

[...]