ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4294/KH-UBND
|
Kon Tum, ngày 16 tháng 11 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI HỆ THỐNG NỀN TẢNG TÍCH HỢP, CHIA SẺ DỮ LIỆU LGSP TỈNH KON
TUM
Thực hiện Nghị quyết số 121/NQ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về hội nghị Chính phủ với địa phương và
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2019; Văn bản số
139/TB-VPCP ngày 03 tháng 4 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận
của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc
gia về Chính phủ điện tử với các ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính
quyền điện tử Bộ, ngành, địa phương ngày 12 tháng 02 năm 2020; Văn bản số
2861/BTTTT-THH ngày 3 tháng 8 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về xây
dựng, đề xuất kế hoạch triển khai hệ thống nền tảng, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh
(LGSP); Ý kiến của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông tại Văn bản số 1587/THH-QLĐT ngày 27 tháng 10 năm 2020 về việc góp ý dự thảo Kế hoạch triển khai hệ thống nền tảng tích
hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP tỉnh Kon Tum.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
Kế hoạch triển khai hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ
liệu LGSP, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Triển khai hệ thống nền tảng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu LGSP để phục vụ Chính quyền điện tử tỉnh
Kon Tum phù hợp với Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Kon Tum, phiên bản 2.0(1) nhằm xây dựng hệ thống nền tảng kết nối, chia sẻ
các ứng dụng, dịch vụ phạm vi cấp tỉnh; đồng thời, đảm bảo
liên thông, chia sẻ, kết nối với các hệ thống thông tin của
các tỉnh, bộ, ngành khác thông qua Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống
thông tin ở Trung ương và địa phương phù hợp với kiến trúc chính quyền điện tử
của tỉnh, phục vụ cải cách hành chính;
- Xây dựng hệ thống giám sát, vận
hành nền tảng chia sẻ dữ liệu LGSP để theo dõi hoạt động kết nối, chia sẻ dữ liệu
từ các hệ thống thông tin trong tỉnh;
- Xây dựng các nhóm dịch vụ dùng
chung (trong tỉnh) và các nhóm dịch vụ kết nối quốc gia đảm bảo nhu cầu khai
thác, chia sẻ các hệ thống thông tin trong tỉnh và các CSDL dùng chung; tránh
việc xây dựng trùng lặp giữa các đơn vị.
2. Yêu cầu:
- Hệ thống phải được xây dựng dựa
trên một kiến trúc chuẩn về hệ thống mạng, hệ thống bảo mật, hệ thống lưu trữ.
Kiến trúc này sẽ được áp dụng xuyên suốt trong quá trình phát triển của Trung tâm tích hợp dữ liệu. Kiến trúc phải có
tính mở, kế thừa và phù hợp với sự phát triển trong tương
lai tiến tới phục vụ cho trung tâm điều hành thông minh của tỉnh:
- Hệ thống phải đáp ứng các tiêu chuẩn
kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật theo các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông
về xây dựng Trung tâm dữ liệu, cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết
nối, cấu trúc thông điệp dữ liệu, cấu trúc bằng ngôn ngữ
XML giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước,
tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước:
- Hoàn thành xây
dựng hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP tỉnh Kon Tum và đi vào hoạt động từ
tháng 10 năm 2020, đảm kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia(2).
II. HIỆN TRẠNG
LGSP
1. Hiện trạng
Ngày 07 tháng 4 năm 2020, Ủy ban nhân
dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 1129/KH-UBND về việc triển khai thử nghiệm Trục liên thông chia sẻ dữ liệu
LGSP tỉnh Kon Tum, đến nay đã triển
khai các nội dung sau:
- Phân bổ hạ tầng
máy chủ, cài đặt phần mềm nền tảng và phần mềm vận hành của
trục LGSP: Trục tích hợp EI; Server
xác thực tập trung IS; Hệ thống quản
lý API và tài nguyên ứng dụng.
- Xây dựng các bộ API để phục vụ: Liên thông văn bản; Liên thông hồ sơ hành
chính công; Liên thông lý lịch tư pháp và hộ tịch tư pháp; Liên thông BHXH;
Liên thông thông tin doanh nghiệp; Liên thông dịch vụ Cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách;
Liên thông cổng dịch vụ công quốc gia; Liên thông danh mục
dùng chung; Liên thông bưu chính công; Tích hợp hệ thống đăng nhập một lần SSO.
- Triển khai tích hợp hệ thống Quản lý văn bản và điều hành VNPT iOffice; Hệ thống Cổng
dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử VNPT iGate với hệ thống đăng
nhập một lần SSO của trục LGSP.
- Chuyển đổi liên thông văn bản và dịch
vụ công sử dụng trục LGSP để kết nối với nền tảng trao đổi dữ liệu Quốc gia (VDXP).
- Tích hợp kết nối từ hệ thống VNPT iGate tới trục LGSP với các nội
dung: Tích hợp dịch vụ Bưu chính công VNPOST; Tích hợp dịch vụ Lý lịch tư pháp
và Hộ tịch; Tích hợp liên thông CSDL đăng ký doanh nghiệp;
Tích hợp dịch vụ cấp mã số các đơn vị có quan hệ với ngân
sách.
- Xây dựng các bộ API phục vụ: Liên
thông nền tảng thanh toán trực tuyến của Văn phòng Chính
phủ; Liên thông hệ thống báo cáo Quốc gia.
2. Kinh phí năm
2020: Tỉnh Kon Tum triển khai
thử nghiệm, chưa bố trí vốn để triển khai thuê dịch Trục LGSP.
II. KẾ HOẠCH XÂY
DỰNG, TRIỂN KHAI LGSP
1. Hiện trạng ứng
dụng công nghệ thông tin
Hiện nay, tỉnh Kon Tum có 20 sở, ban, ngành: 10 huyện/ thành phố và 102 xã, phường, thị trấn đã ứng dụng
CNTT trong hoạt động hàng ngày và sử dụng các phần mềm dùng chung như: Cổng thông tin điện
tử; Phần mềm Quản lý văn bản và điều
hành; Phần mềm một cửa điện tử, thư điện tử công vụ....
Ngoài ra, tại các sở, ban, ngành đã triển khai ứng
dụng các phần mềm chuyên ngành riêng phục vụ nghiệp vụ
như: Phần mềm Cấp giấy phép lái xe; phần mềm hộ tịch và
nhiều phần mềm khác.
- Lĩnh vực Giáo dục: đã triển khai phần mềm quản lý giáo
dục đến 250 trường học, liên thông từ cấp cơ sở giáo dục đến cấp các Phòng - Sở
Giáo dục và Đào tạo - Bộ Giáo dục và Đào tạo và dữ liệu đã sẵn sàng chia sẻ.
- Lĩnh vực Y tế:
100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã
triển khai hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT, đồng
thời đã kết nối liên thông thường xuyên (hàng ngày) với
Hệ thống giám định của BHXH Việt Nam và Cổng dữ liệu của Bộ Y tế; vận hành Hệ thống hồ sơ sức
khỏe điện tử toàn dân tại 102 xã, phường, thị trấn thuộc
10 huyện, thành phố trên toàn tỉnh (đã có 90% dân số được tạo lập hồ sơ sức khỏe);
một số hệ thống thông tin y tế có quy mô quốc gia đã
được triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh: Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, Hệ thống ngân hàng dữ liệu dược tại 100% nhà thuốc trên
toàn tỉnh, Hệ thống thông tin quản lý
chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình...) tại Chi cục Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình tỉnh và Trung tâm Y tế
các huyện, thành phố; các phần mềm phục vụ cho các hoạt động quản lý, điều hành
như phần mềm kế toán, quản lý tài sản,
quản lý nhân sự tại Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc Sở Y
tế.
Qua đó, mỗi phần mềm đều sử dụng các
CSDL chuyên ngành nhưng việc nhập liệu, quản lý dữ liệu, thì mỗi đơn vị quản lý CSDL, không liên thông, CSDL của ngành này không lấy được CSDL của ngành khác. Do vậy, nếu
chia sẻ được CSDL giữa các ngành thì sẽ giảm thiểu được việc
nhập dữ liệu, tránh sai sót trong quá trình nhập liệu, tra cứu dữ liệu dễ dàng
và nhiều ngành có thể sử dụng CSDL của
ngành khác để phục vụ việc tra cứu, nhiệm vụ của ngành mình một cách tốt hơn.
2. Nhu cầu tích
hợp, chia sẻ dữ liệu trong thời gian tới (3 năm)
- Đối với hệ thống thông tin nội bộ ngành, địa phương, bao gồm: Thông tin dữ liệu đất đai;
Thông tin dữ liệu doanh nghiệp; Thông tin bảo hiểm; Thông tin ngành Lao động-Thương
binh và Xã hội; Thông tin dữ liệu dân cư; Thông tin dữ liệu
hộ tịch; Thông tin dữ liệu tư pháp: Thông tin dữ liệu thuế;
- Đối với hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương, bao gồm: Thông
tin dữ liệu doanh nghiệp; Thông tin dữ liệu
dân cư; Thông tin dữ liệu hộ tịch; Thông tin dữ liệu tư
pháp; Thông tin dữ liệu thuế;
- Đối với CSDL quốc gia gồm: Cơ sở
dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; Cơ sở
dữ liệu dân cư; Cơ sở dữ
liệu doanh nghiệp:
- Đối với CSDL nội bộ của bộ, ngành,
địa phương, gồm: Cơ sở dữ liệu đất đai; Cơ sở dữ liệu
doanh nghiệp; Cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội; Cơ sở dữ liệu
giáo dục; Cơ sở dữ liệu dân cư.
3. Kế hoạch triển
khai LGSP
3.1. Nội
dung đầu tư
- Triển khai LGSP và Liên thông dữ liệu
từ các hệ thống sau và sẵn sàng tích hợp với NGSP: Trung
tâm Hành chính công; Hệ thống Quản lý tư pháp; Hệ thống dữ liệu Y tế; Hệ thống
dữ liệu Giáo dục.
- Giai đoạn sau: Liên thông dữ liệu từ
các hệ thống dữ liệu Công dân, dữ liệu đất đai, đăng ký
kinh doanh và một số CSDL khác theo tình hình thực tế của tỉnh.
3.2. Quy mô
đầu tư
Hệ thống trục liên thông dữ liệu LGSP
được xây dựng nhằm cung cấp giải pháp tổng thể tích hợp liên thông các dạng dữ liệu điện tử khác nhau. Cung cấp khả
năng chuẩn hóa, tích hợp, kiểm soát, đảm bảo hiệu năng trao đổi thông tin thống nhất giữa các hệ thống
mới, giúp tỉnh Kon Tum phát triển các hệ thống ứng dụng theo cấu trúc hướng dịch
vụ, hỗ trợ quản lý kết nối (API) đến
các hệ thống bên ngoài của Kon Tum, thực hiện liên thông các loại dữ liệu khác
nhau, như văn bản điện tử, dịch vụ hành chính công, báo
cáo quốc gia, dữ liệu chuyên ngành...
Trục liên thông dữ liệu cấp tỉnh thực hiện kết nối,
liên thông các hệ thống Trung tâm Hành chính công, Hệ thống Quản lý tư pháp, Hệ thống
dữ liệu Y tế, Hệ thống dữ liệu Giáo dục quản lý nhà trường, của các đơn vị
trong tỉnh được triển khai trên nhiều nền tảng kỹ thuật công nghệ khác nhau, phát triển trên các hệ điều hành khác
nhau với nhiều kiến trúc, nền tảng công nghệ, chuẩn giao tiếp khác nhau, đồng thời cho phép kết nối theo chiều dọc và
ngang một cách thông suốt và có tính hệ thống.
- Trục liên thông dữ liệu khi triển
khai sẽ cung cấp các chức năng, dịch vụ theo Thông tư số
23/2018/TT-BTTTT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Quy mô của dự án phục vụ cho khoảng
trên 2.000 người sử dụng, bao gồm: Lãnh đạo, cán bộ,
chuyên viên các sở, ban, ngành thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp
huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Dịch vụ Đào tạo; Hỗ trợ kỹ thuật; Vận
hành (24/7); Bảo trì, bảo dưỡng; Ứng
cứu hệ thống trong 03 năm (36 tháng).
3.3. Hạ tầng
kỹ thuật, giải pháp an toàn thông tin
Để đảm bảo việc tích hợp, chia sẻ
dữ liệu cùng với các nhóm chức năng trong LGSP hoạt động đạt hiệu
quả và đáp ứng được tiêu chí về an toàn bảo mật thông tin. Vì vậy, hệ thống
hạ tầng trong việc triển khai LGSP cho tỉnh, cần phải đảm bảo tối thiểu các hạ tầng theo bảng kê sau đây:
TT
|
Tên
máy chủ
|
Vai
trò
|
|
Tài
nguyên
|
Vùng
mạng
|
Ghi
chú
|
(vật
lý/ảo)
|
HDH
|
HDD[1]
(GB)
|
AM
(GB)
|
CPU
(vCPU)
|
I
|
Máy
vật lý 01
|
Máy
chủ Host
|
|
|
|
|
|
|
1
|
API-Svr
|
Phần mềm nền tảng
|
Linux centos 7
|
250
|
16
|
8
|
DMZ
|
Internet
|
2
|
BAM- Svr
|
Phần mềm nền tảng
|
Linux centos 7
|
250
|
16
|
8
|
Application
|
|
3
|
DSS-Svr
|
Phần mềm nền tảng
|
Linux centos 7
|
1000
|
24
|
16
|
Application
|
Internet
|
4
|
ESB-Svr
|
Phần mềm nền tảng
|
Linux centos 7
|
1000
|
24
|
16
|
Application
|
Internet
|
5
|
IS-Svr
|
Phần mềm nền tảng
|
Linux centos 7
|
250
|
16
|
8
|
DMZ
|
Internet
|
6
|
QuanTri-Svr
|
Phát hành các phần mềm quản trị, giám sát nền
tảng
|
Linux centos 7
|
250
|
16
|
8
|
Application
|
Internet
|
II
|
Máy vật lý 02
|
Máy chủ Host
|
|
|
|
|
|
|
7
|
DichVu-Svr
|
Phát hành các dịch vụ micro của nền
tảng
|
Linux centos 7
|
250
|
16
|
8
|
Application
|
|
8
|
LDAP-Svr
|
Kho người dùng
của nền tảng
|
Linux centos 7
|
100
|
16
|
8
|
Database
|
|
9
|
Oracle
|
Máy chủ oracle
|
Linux centos 7
|
500
|
32
|
16
|
Database
|
|
10
|
Mysql
|
Máy chủ mysql
|
Linux centos 7
|
500
|
32
|
16
|
Database
|
|
3.4. Phần mềm,
ứng dụng dịch vụ
Dựa trên hiện trạng về ứng dụng công
nghệ thông tin và một số định hướng phát triển công nghệ thông tin của Tỉnh, để đảm bảo ứng dụng được các dịch vụ, và các nhóm chức
năng trong LGSP theo Công văn số 631/THH-THHT ngày 25/5/2020 của Cục Tin học hóa và Quyết định số 411/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Danh mục dịch vụ công, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2020 ban hành ngày 24/3/2020 của Thủ tướng
Chính phủ. Các hệ thống phần mềm thuộc các đơn vị, ban,
ngành trong Tỉnh và các nhóm chức năng
trong hệ thống LGSP phải đảm bảo được các nhóm chức năng sau đây:
3.4.1. Đối với nhóm chức năng trong hệ thống LGSP
a) Nhóm
chức năng chính:
- Yêu cầu về nhóm phần mềm nền tảng, gồm các hệ thống,
chức năng sau:
+ Đối với trục tích hợp gồm: Chức năng quản lý các kết nối, định tuyến, xử lý chuyển đổi bản tin thông qua giao diện; Chức năng Gateware cho bản tin, API, bảo mật; Chức năng giám sát, thống kê.
+ Hệ thống quản
lý nghiệp vụ (BPM).
+ Hệ thống quản lý bảo mật và xác thực
tập trung: Quản lý đăng nhập một lần,
ủy quyền xác thực; Cung cấp các cơ chế, xác thực bảo mật;
Quản trị và quản lý định danh; Quyền
và điều khiển truy cập; Chức năng API
Security; Chức năng giám sát và theo dõi hệ thống.
+ Hệ thống về dịch vụ dữ liệu: Chức năng hỗ trợ việc quản lý các loại dữ liệu khác nhau (có cấu trúc, phi cấu
trúc), từ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau thông
qua giao diện; Chức năng hỗ trợ quy trình quản lý cho việc
tích hợp các loại dữ liệu được thu thập, bao gồm: thu thập, làm sạch, chuẩn hóa,
và tích hợp; Chức năng khai thác trên cơ sở dữ
liệu tích hợp, bao gồm: các chức năng tìm kiếm cơ bản,
truy vấn dữ liệu cơ bản (thông qua ngôn ngữ quy ước có cấu
trúc), các chức năng thống kê, báo cáo tự động, chức năng
dự báo trên cơ sở dữ liệu tích hợp; Hỗ trợ tính năng quản lý cấu hình trong việc bảo mật dịch vụ dữ liệu
trước khi công khai dữ liệu.
+ Hệ thống quản trị ứng dụng truy cập
tài nguyên API: Quản lý danh sách API; Quản lý danh sách ứng dụng API.
+ Hệ thống quản lý giao diện lập
trình ứng dụng API: Thiết kế và mô phỏng API; Công khai và
quản lý API; Điều khiển truy cập và bảo
mật API; Developer Portal: cho phép quản lý API qua môi trường web, hỗ trợ chức năng cơ bản như tìm kiếm, kết nối các
APIs và quản lý đơn vị khai thác API, hỗ trợ giao diện kiêm thử API; Quản lý và điều khiển lưu lượng API; Giám sát và theo dõi thông tin kết
nối liên quan đến API.
+ Giám sát quy trình xử lý nghiệp vụ.
- Yêu cầu về nhóm phần mềm vận hành,
gồm các phần mềm, hệ thống, nhóm chức năng sau:
+ Phần mềm quản lý và vận hành LGSP: Quản lý và kiểm soát
trạng thái hoạt động của các hệ thống, ứng dụng, dịch vụ thuộc LGSP; Quản lý vòng đời các giải pháp và các dịch vụ thuộc LGSP.
+ Hệ thống quản
lý danh mục điện tử dùng chung: tạo lập, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác các bản mã điện tử, danh mục điện tử
dùng chung.
- Yêu cầu về nhóm các dịch vụ dùng chung, gồm các hệ thống,
nhóm chức năng sau:
+ Hệ thống quản lý danh mục dùng chung (theo Công văn số 631/THH-THHT ngày
25/5/2020 của Cục Tin học hóa).
+ Hệ thống hỗ trợ dịch vụ liên thông
văn bản.
+ Hệ thống hỗ trợ dịch vụ liên thông
hồ sơ hành chính công.
+ Hệ thống
hỗ trợ dịch vụ xác thực, cấp quyền người dùng tập trung (SSO).
+ Hệ thống hỗ trợ dịch vụ thanh toán
điện tử.
+ Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính bưu chính công ích.
+ Chức năng hỗ trợ dịch vụ liên thông
với cổng dịch vụ công quốc gia.
+ Chức năng hỗ trợ dịch vụ liên thông
với hệ thống báo cáo Quốc gia GRIS.
+ Dịch vụ liên
thông Lý lịch tư pháp và Hộ tịch tư pháp.
- Yêu cầu nhóm dịch vụ về cung cấp
thông tin:
+ Thông tin đăng
ký doanh nghiệp.
+ Thông tin bảo hiểm xã hội.
+ Thông tin hộ tịch, lý lịch tư pháp.
b) Nhóm yêu cầu phi chức năng:
- Yêu cầu về bảo mật: Theo quy định tại
Công văn số 631/THH-THHT ngày 25/5/2020 của Cục Tin học hóa.
- Yêu cầu về sao lưu, phục hồi dữ liệu: Hỗ trợ chức năng sao lưu dữ liệu tự động Các cơ sở
dữ liệu, các loại dữ liệu trong LGSP theo thời gian được cài đặt
thông quan giao diện. Hỗ trợ chức năng phục hồi dữ liệu thông qua giao diện.
- Chức năng về
hiệu năng: Hiệu năng về máy chủ server hỗ trợ lưu trữ, và hoạt động của các cơ sở dữ liệu, các tài nguyên; Hiệu năng đảm bảo
về các kết nối đồng thời.
3.4.2. Đối với các hệ thống phần mềm
thuộc các đơn vị trong tỉnh
Thực hiện tích hợp 65 dịch vụ công
vào hệ thống cổng dịch vụ công của Tỉnh theo Quyết định số
411/QĐ-TTg cùng các quy trình xử lý hồ
sơ, nghiệp vụ tương ứng.
3.5. Dự kiến tiến
độ triển khai thực hiện
- Dự kiến thời gian thực hiện: năm 2020 - 2023.
- Năm 2020: Triển khai thí điểm, đánh
giá hiệu quả và đưa vào vận hành chính thức vào năm 2021 theo hình thức thuê dịch
vụ Công nghệ thông tin.
III. DỰ TOÁN KINH
PHÍ
- Nhu cầu kinh phí 03 năm
(2021-2023): 6.651.000.000 đ (dự kiến giá thuê hàng năm là 2.217.000.000 đ(3).
- Nguồn kinh phí: Ngân sách địa
phương.
(Khi có kinh phí hỗ trợ từ trung
ương sẽ điều chỉnh nguồn vốn theo quy định hiện
hành).
Căn cứ nội dung Kế hoạch; các đơn vị,
địa phương triển khai thực hiện. Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, tổng hợp, báo cáo
theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông Tin
và Truyền thông (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành,
đơn vị thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Doanh nghiệp viễn Thông
trên địa bàn tỉnh;
- CVP. PCVP UBND tỉnhKGVX;
- Lưu: VT, TTPVHCC, KGVXMNK.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Tuấn
|
(1)
Ban hành kèm theo Quyết định số 507/QĐ-UBND
ngày 21 tháng 7 năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền
điện tử tỉnh Kon Tum phiên bản 2.0.
(2) Thông báo số 339/TB-VPCP ngày 22 tháng 9 năm 2020 Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực
tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử ngày 26/8/2020.
(3)
Tham khảo theo báo giá của đơn vị cung cấp dịch vụ LGSP tại thời điểm dự thảo kế hoạch.