Kế hoạch 42/KH-UBND về đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu | 42/KH-UBND |
Ngày ban hành | 19/02/2020 |
Ngày có hiệu lực | 19/02/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Dung |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 02 năm 2020 |
ĐẨY MẠNH ĐƯA LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG NĂM 2020
Thực hiện Nghị quyết số 18/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh và Quyết định số 64/2017/QĐ-UBND ngày 15/8/2017 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2017-2020, Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 09/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xuất khẩu lao động; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 với những nội dung cụ thể như sau:
Phấn đấu đưa từ 1.800 - 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có ít nhất 150 lao động thuộc diện chính sách được hỗ trợ.
Tăng cường tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết nối các chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm truyền tải các thông tin đến với xã hội, người lao động, gia đình người lao động về các chế độ, chính sách, các thông tin, hình ảnh về điều kiện sinh hoạt, môi trường làm việc, thu nhập của người lao động đang làm việc ở nước ngoài; đồng thời vận động hạn chế tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài.
2. Khai thác thị trường lao động nước ngoài:
- Tiếp tục kết nối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có năng lực, uy tín để khai thác và đưa lao động đi làm việc ở các thị trường có thu nhập cao, tình hình an ninh chính trị và kinh tế - xã hội ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Rumani, Cộng hòa liên bang Đức,...
- Đẩy nhanh xúc tiến Chương trình đưa lao động sang làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp; chương trình đưa lao động ngành chăm sóc sức khỏe sang Nhật Bản làm việc theo thỏa thuận hợp tác.
- Thu hút doanh nghiệp tổ chức phỏng vấn đơn hàng, mở các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng tại địa bàn nhằm giảm chi phí khi đi làm việc ở nước ngoài.
3. Tạo nguồn lao động để đưa đi lao động ở nước ngoài
- Tổ chức thu thập, cập nhật, quản lý và phân tích, dự báo thị trường lao động (cập nhật cơ sở dữ liệu cung lao động; khảo sát nhu cầu lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài,...) để định hướng đào tạo nghề, ngoại ngữ, kỹ năng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm để tổ chức đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho học sinh, sinh viên và người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động.
- Thường xuyên tổ chức các sàn giao dịch việc làm ngoài nước, hội nghị, hội thảo để thông tin về những quy định của pháp luật, chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng và các đơn hàng tuyển chọn lao động với sự tham gia của các cấp chính quyền, các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người lao động.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành có liên quan với chính quyền các cấp và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng. Định kỳ hàng quý, tổ chức đánh giá kết quả công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng của địa phương; thường xuyên có chế độ trao đổi thông tin giữa địa phương và doanh nghiệp để phối hợp quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Các cấp chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi hoạt động tư vấn, tuyển chọn, đào tạo và tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để giải quyết kịp thời các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương cho người lao động; ngăn ngừa, đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, tổ chức đưa lao động ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp đồng thời khen thưởng, động viên các địa phương, đơn vị và doanh nghiệp thực hiện tốt công tác này.
Nguồn Ngân sách nhà nước, được bố trí trong dự toán ngân sách của các đơn vị theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh,
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tổng hợp lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; kiểm tra rà soát các doanh nghiệp có đủ hồ sơ pháp lý và năng lực hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thông báo cho các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp biết để phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông thường xuyên thông tin về điều kiện tuyển chọn, quy trình đào tạo, các chi phí liên quan theo từng thị trường tiếp nhận lao động; xây dựng các phóng sự về hiệu quả của chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tư vấn, tuyển chọn, đào tạo và tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi lừa đảo, tiêu cực để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
- Tiếp nhận hồ sơ và chi trả kịp thời kinh phí hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định hiện hành của Nhà nước.