Kế hoạch 41/KH-UBND công tác văn thư, lưu trữ năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 41/KH-UBND
Ngày ban hành 18/04/2014
Ngày có hiệu lực 18/04/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đình Xứng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 4 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ NĂM 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Luật Lưu trữ ngày 11/11/2011; Công văn số 60/VTLTNN-NVĐP ngày 24/01/2014 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn phương hướng, nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2014 đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ năm 2014, gồm các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của công chức, viên chức về tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ; đưa công tác văn thư, lưu trữ đi vào nề nếp, hoạt động bảo đảm đúng quy định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ.

2. Yêu cầu

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt công tác văn thư, lưu trữ; xây dựng kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ và tổ chức thực hiện đúng theo quy định; thu thập, chỉnh lý, bảo quản, khai thác và sử dụng hiệu quả, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

II. NỘI DUNG

1. Quản lý, chỉ đạo nhiệm vụ thường xuyên

1.1. Công tác tổ chức, cán bộ

a) Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác văn thư, lưu trữ theo quy định tại Luật Lưu trữ ngày 11/11/2011;

b) Bố trí biên chế làm công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương bảo đảm tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, viên chức văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật; đối với các xã, phường, thị trấn cần quan tâm bố trí công chức kiêm nhiệm làm công tác văn thư, lưu trữ; sắp xếp cán bộ trong biên chế được giao có trình độ về công nghệ thông tin để quản trị hệ thống, cơ sở dữ liệu lưu trữ điện tử;

c) Về đào tạo, bồi dưỡng

- Các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác đào tạo, tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ;

- Cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn, đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ theo kế hoạch của Sở Nội vụ.

d) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật cho công chức, viên chức làm văn thư, lưu trữ theo quy định hiện hành.

1.2. Xây dựng, ban hành văn bản quản lý, chỉ đạo về văn thư, lưu trữ

a) Các cơ quan, đơn vị, tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành mới các văn bản về công tác văn thư, lưu trữ phù hợp với quy định hiện hành:

- Quy chế công tác văn thư, lưu trữ;

- Danh mục hồ sơ cơ quan, tổ chức;

- Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu của cơ quan, tổ chức;

- Hướng dẫn lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.

b) Giao Sở Nội vụ chủ trì, chỉ đạo Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, liên quan xây dựng các văn bản trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định:

- Ban hành Bảng thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố;

- Ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thay thế Quyết định 831/2000/QĐ-UB ngày 19/4/2000 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ không còn phù hợp với Luật và các văn bản QPPL hiện hành về lĩnh vực văn thư, lưu trữ;

- Ban hành Danh mục các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử và Danh mục thành phần hồ sơ, tài liệu thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh.

c) Tổ chức thực hiện các văn bản về công tác văn thư, lưu trữ

[...]