Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2023 triển khai Kế hoạch 71-KH/TU thực hiện Kết luận 44-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới do tỉnh Bạc Liêu ban hành

Số hiệu 41/KH-UBND
Ngày ban hành 09/03/2023
Ngày có hiệu lực 09/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Phan Thanh Duy
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 09 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 71-KH/TU NGÀY 06/01/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 44-KL/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 43-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ KHÓA X VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 06/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 44-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 01 Hội Chữ thập đỏ tỉnh, 07 Hội Chữ thập đỏ huyện, thị xã, thành phố; 68 cơ sở hội trực thuộc huyện, thị, thành Hội, 504 chi hội; đã huy động được 11.603 Hội viên và 2.193 tình nguyện viên tham gia thực hiện hiệu quả các phong trào do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động như: cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo, Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam, tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; vận động hiến máu tình nguyện, Tết Nhân ái... Phong trào Hội không ngừng phát triển; chất lượng hoạt động Hội ngày càng được nâng lên, nội dung và phương thức hoạt động được đổi mới, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Từ đó đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và xã hội, được sự ủng hộ và đồng tình của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên ngoài kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế: Hiệu quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các cấp có mặt, có nơi chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Năng lực tham mưu chính sách, vận động nguồn lực hoạt động nhân đạo của một số tổ chức và cán bộ hội còn hạn chế. Cơ chế phối hợp giữa Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các Sở, Ban, Ngành, đơn vị, tổ chức liên quan trong công tác nhân đạo chưa được hoàn chỉnh. Một số Sở, Ban, Ngành, đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các cấp.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ giải pháp của Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư khóa X, Kết luận số 44-KL/TW ngày 14/11/2022 của Ban Bí thư, Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 06/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, các cơ quan, đơn vị nhà nước các cấp, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và Nhân dân đối với công tác nhân đạo và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ các cấp.

2. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ phù hợp với điều kiện, yêu cầu của địa phương.

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ các cấp phù hợp với tính chất, Điều lệ của Hội, huy động được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp Nhân dân, góp phần quan trọng trong công tác nhân đạo, từ thiện, thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa tỉnh.

4. Các Sở, Ngành và chính quyền các cấp phối hợp hiệu quả với Hội Chữ thập đỏ trong công tác nhân đạo, từ thiện, thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; Trong đó cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên gương mẫu, tích cực thực hiện công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ.

5. Thực hiện nghiêm quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội. Tiếp tục củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ trong tình hình mới

Tổ chức triển khai quán triệt Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/6/2010 và Kết luận số 44-KL/TW của Ban Bí thư, Kế hoạch số 71-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên với nhiều hình thức phù hợp có chất lượng, hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các Sở, Ngành và chính quyền các cấp, các hội quần chúng, Hội Chữ thập đỏ các cấp và Nhân dân về công tác nhân đạo. Đặc biệt, quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội; kết quả công tác an sinh xã hội là thước đo văn minh, tiến bộ xã hội của cơ quan, đơn vị và địa phương.

Tăng cường tuyên truyền, vận động, thu hút đông đảo các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân hưởng ứng, tham gia hoạt động chữ thập đỏ, phong trào nhân đạo, từ thiện.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các Sở, Ngành và chính quyền các cấp đối với công tác nhân đạo và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao các Sở, Ngành và chính quyền các cấp tiếp tục chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hoạt động chữ thập đỏ và các văn bản liên quan; nhất là công tác xã hội nhân đạo, phòng ngừa và ứng phó thiên tai, chăm sóc sức khỏe Nhân dân dựa vào cộng đồng, hiến máu nhân đạo...; đồng thời, tạo điều kiện để Hội Chữ thập đỏ các cấp thực hiện tốt các quy định trong Luật Hoạt động chữ thập đỏ Việt Nam và tham gia thực hiện các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo của hội. Chỉ đạo nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt trong hoạt động nhân đạo gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo” của tỉnh.

Nâng cao quản lý nhà nước về công tác hội, nhất là các hoạt động nhân đạo; quan tâm tạo điều kiện về kinh phí, số lượng người làm việc, hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động cho Hội Chữ thập đỏ các cấp. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong các hoạt động nhân đạo. Chủ động phối hợp với Hội Chữ thập đỏ; ban hành quy chế phối hợp của cơ quan, đơn vị với Hội Chữ thập đỏ về công tác nhân đạo theo thẩm quyền (trong đó thấy được vai trò trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện công tác nhân đạo theo quy định).

3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh.

Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức hội từ tỉnh đến cơ sở; tập trung phát triển hội viên, tình nguyện viên, cộng tác viên chữ thập đỏ trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư... tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, từ đó góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao và các nhiệm vụ của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Tăng cường phát huy vai trò các câu lạc bộ, tổ, đội xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ các cấp phát động; xây dựng mỗi hội viên, tình nguyện viên là hạt nhân tích cực, gương mẫu trong các phong trào thi đua, cuộc vận động.

Đổi mới về phương thức hoạt động, phải chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm; các hoạt động phong trào phải sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, gắn với nhiệm vụ an sinh xã hội và thực tiễn địa phương, đơn vị và hướng mạnh về cơ sở; kết hợp giữa giúp đỡ trực tiếp, trước mắt với hỗ trợ lâu dài về sinh kế; mở rộng phạm vi giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần, công sức, trí tuệ; lan tỏa sâu rộng truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc, giá trị nhân văn của công tác chữ thập đỏ.

Hằng năm phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực tham mưu về chính sách, vận động nguồn lực, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác, tính chuyên nghiệp và tinh thần tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Hội Chữ thập đỏ các cấp phù hợp với đối tượng và phạm vi.

Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, nhất là “Tháng nhân đạo” và phong trào “Tết Nhân Ái”...; thực hiện tốt vai trò cầu nối, điều phối của tổ chức hội trong hoạt động nhân đạo.

4. Đẩy mạnh công tác phối hợp hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội của tỉnh

Hội Chữ thập đỏ các cấp phát huy vai trò nòng cốt, chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức, cơ quan, đơn vị liên quan đối với hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo; tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến các đối tượng khó khăn, yếu thế. Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng cộng đồng an toàn, nhân ái; khuyến khích, phát triển các hoạt động hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người; sơ, cấp cứu dựa vào cộng đồng; phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ...

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ