ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 164/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 6 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 44-KL/TW NGÀY
14/11/2022 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 43-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ KHÓA X VỀ “TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM” TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Thực hiện Kế hoạch số 140-KH/TU ngày 03/3/2023 của
Thành ủy Hà Nội về thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 14/11/2022 của Ban Bí
thư tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về “tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam” trong tình
mới, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện
của các cấp chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội, nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội
nhân đạo của Đảng và Nhà nước.
- Công tác nhân đạo và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ
được tổ chức, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt của Hội Chữ
thập đỏ trong việc phối hợp thực hiện các chính sách xã hội, nhân đạo của Đảng
và Nhà nước; xác định rõ công tác nhân đạo là bộ phận quan trọng trong công tác
dân vận của Đảng, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trên
địa bàn Thành phố.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo tính đồng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ
đạo; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Thành phố, gắn với
thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; quán
triệt quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội,
nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân Thủ đô.
- Quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số
44-KL/TW ngày 14/11/2022 của Ban Bí thư phải được tiến hành nghiêm túc, đồng bộ
nội dung Chỉ thị số 43- CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam,
Luật Hoạt động chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới và Kế hoạch số
140-KH/TU ngày 03/3/2023 của Thành ủy Hà Nội.
II. NỘI DUNG
1. Tiếp tục nâng cao nhận thức,
trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong
tình hình mới
- Các sở, ngành, Hội Chữ thập đỏ Thành phố, UBND
các quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác nhân đạo, hoạt động của
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Luật Hoạt động chữ thập đỏ trong cán bộ, đảng viên,
Nhân dân.
- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu
quả Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Luật
Hoạt động chữ thập đỏ Việt Nam và Kết luận số 44-KL/TW ngày 14/11/2022 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động như hoạt
động cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ kịp thời, trực tiếp cho nạn nhân chiến tranh,
thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông và các tai nạn, thảm họa
khác; hoạt động trợ giúp nhân đạo nhằm trợ giúp cho người khuyết tật, người cao
tuổi không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn khác và những đối tượng chính sách xã hội. Tích cực tuyên truyền, cổ
vũ gương “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”;
nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt trong hoạt động nhân đạo gắn với phong
trào thi đua “Dân vận khéo”.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và định kỳ sơ kết,
tổng kết việc thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 14/11/2022 của Ban Bí thư về
tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam và Kế hoạch số 140-KH/TU ngày 03/3/2023 của Thành ủy Hà Nội.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ
- Quan tâm chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức bộ
máy, cán bộ hội các cấp; thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ Hội Chữ thập đỏ.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tổ
chức và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ; quan tâm tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở
vật chất, phương tiện cho hoạt động của Hội Chữ thập đỏ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Chữ thập đỏ các cấp
trong Thành phố đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng để thực hiện tốt các nội
dung hoạt động chữ thập đỏ được quy định tại Luật Hoạt động chữ thập đỏ và đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp của cán bộ hội, nhất là
cán bộ cơ sở.
3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
của Hội Chữ thập đỏ với phương châm hướng về cơ sở, gắn bó với đối tượng, nhất
là ở địa bàn còn gặp nhiều khó khăn.
- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả 07 nội dung hoạt động
chữ thập đỏ được quy định trong Luật Hoạt động chữ thập đỏ, chủ động đề xuất thực
hiện những biện pháp ngăn ngừa, ứng phó, làm giảm thiệt hại về người và tài sản
do sự biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai gây ra.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động công tác nhân đạo; chú trọng nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến
trong hoạt động nhân đạo; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ
chức cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, phong trào “Tết nhân ái”,
phong trào “Người tốt, việc thiện, chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”
và các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng tại địa phương.
4. Tăng cường thực hiện tốt
công tác phối hợp trong hoạt động chữ thập đỏ, công tác nhân đạo
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Hội Chữ
thập đỏ với các tổ chức nhân đạo trong nước, quốc tế và Hội Chữ thập đỏ các tỉnh
bạn.
- Hội Chữ thập đỏ chủ động tham mưu, đề xuất, ký kết
chương trình phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị theo từng lĩnh vực hoạt
động cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nhân đạo
và hoạt động chữ thập đỏ.
- Tham mưu thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận
động, thu hút đông đảo các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường
học, các lực lượng vũ trang và nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động
Hội Chữ thập đỏ và phong trào nhân đạo, từ thiện tại địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội Chữ thập đỏ Thành phố
- Chỉ đạo các cấp Hội tham mưu cấp ủy, chính quyền
cùng cấp triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào nhân đạo tại địa phương,
xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động thường xuyên báo cáo kịp thời đề xuất tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc, những vấn đề mới phát sinh.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
theo phương châm hướng về cơ sở, duy trì và nhân rộng các điển hình tiên tiến;
gắn hoạt động nhân đạo vào các phong trào thi đua yêu nước. Duy trì và phát triển
mạnh các hoạt động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Tết
Nhân ái”, “hiến máu tình nguyện”; phong trào “Người tốt, việc thiện,
chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”; công tác phòng ngừa ứng phó thảm họa,
thiên tai, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; phát triển và xây dựng các nguồn quỹ Hội
để chăm lo cho các đối tượng yếu thế trong xã hội.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất
củng cố tổ chức, chính sách cho cán bộ Hội và các điều kiện hoạt động của Hội.
- Hội Chữ thập đỏ Thành phố chủ động phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông, cung cấp thông tin cho báo chí để công tác tuyên
truyền đạt hiệu quả cao.
- Thường xuyên quan tâm xây dựng, kiện toàn, củng cố,
tổ chức hội và phát triển hội viên, tình nguyện viên, cộng tác viên Chữ thập đỏ
trong các cơ quan, trường học, cộng đồng dân cư; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của hội viên; xây dựng tổ chức Hội từ Thành phố đến cơ
sở vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác nhân đạo trong tình hình mới.
- Tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện 6
tháng, năm (trước 15/12) gửi Thành ủy, UBND Thành phố, các sở ngành liên quan.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Thành phố kiểm tra các
địa phương việc triển khai thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 14/11/2022 của
Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới và Kế hoạch số 140-KH/TU ngày
03/3/2023 của Thành ủy Hà Nội.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Thành phố, sở, ban,
ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, các cơ quan báo chí
Trung ương và địa phương phối hợp công tác với UBND thành phố Hà Nội, chỉ đạo hệ
thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động nhân đạo và
công tác Hội Chữ thập đỏ đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố.
4. Sở Nội vụ
- Tham mưu UBND Thành phố bố trí, sắp xếp đội ngũ
cán bộ, viên chức, người làm việc tại Hội Chữ thập đỏ Thành phố và Hội Chữ thập
đỏ cơ sở, đảm bảo tinh, gọn, hoạt động hiệu quả, đúng quy định về sắp xếp tổ chức
bộ máy của tổ chức hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn Hội Chữ thập đỏ Thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch bồi
dưỡng, tập huấn đế nâng cao năng lực tham mưu chính sách, vận động nguồn lực;
nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ Hội Chữ thập đỏ các cấp,
góp phần thực hiện tốt các hoạt động nhân đạo.
- Phối hợp với cơ quan chức năng, UBND quận, huyện,
thị xã thực hiện việc kiểm tra về tổ chức, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ trên địa
bàn Thành phố, hướng dẫn Hội hoạt động đúng quy định pháp luật về hội; kịp thời
phát hiện nhưng khó khăn, vướng mắc để tham mưu UBND Thành phố xem xét, giải
quyết.
5. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà
Nội và các đơn vị có liên quan, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND Thành phố
trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
6. Sở Y tế
Chủ trì phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Thành phố
trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, khám chữa bệnh nhân đạo,
tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo, hiến mô, tạng, bộ phận cơ thể người,
hiến xác theo quy định.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện tốt
Thông tư số 07/2014/TT-BGDĐT ngày 14/3/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả công tác
thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong các trường
học trên địa bàn Thành phố.
8. Sở Ngoại vụ
Chủ trì, phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Thành phố triển
khai thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công tác nhân đạo.
9. Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Đài
Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
Tăng cường tuyên truyền về hoạt động nhân đạo và
công tác Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn Thành phố.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội
Căn cứ điều kiện cụ thể của đơn vị chủ động phối hợp
với Hội Chữ thập đỏ tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về công tác nhân đạo, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Luật Hoạt
động chữ thập đỏ. Vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân hưởng ứng tham gia
hoạt động chữ thập đỏ, thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động nhân đạo
tại địa phương, đơn vị; thành lập các chi hội, đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ
tại cơ quan, đơn vị gắn với hoạt động của tổ chức Công đoàn cơ sở thường xuyên
thực hiện tốt công tác nhân đạo, từ thiện.
11. Đề nghị Ban Dân vận Thành ủy
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Thành ủy và các Ban
Đảng của Thành ủy, Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ Thành phố hướng dẫn, kiểm tra,
đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 140-KH/TU, định kỳ đánh giá kết quả
thực hiện, những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất với Thường trực Thành ủy.
12. UBND các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng Kế hoạch, tổ chức thực hiện phù hợp điều
kiện thực tế của địa phương. Theo dõi kiểm tra, đánh giá, định kỳ hàng năm báo
cáo Ban Thường vụ Thành ủy (qua Ban Dân vận Thành ủy), UBND Thành phố (qua
Hội Chữ thập đỏ Thành phố tổng hợp toàn Thành phố) kết quả thực hiện.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính
quyền về công tác nhân đạo và các hoạt động Chữ thập đỏ.
- Tạo điều kiện, đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ hoạt động nhân đạo và công tác Hội Chữ thập đỏ địa
phương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Kết luận số 44-KLTW
ngày 14/11/2022 của Ban Bí thư tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban
Bí thư khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội
Chữ thập đỏ Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới. UBND
Thành phố đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức
chính trị - xã hội, yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, UBND quận, huyện, thị
xã nghiêm túc triển khai thực hiện. Báo cáo kết quả thực hiện (qua Hội Chữ
thập đỏ Thành phố) trước ngày 20/11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Thành ủy,
CBND Thành phố theo quy định./.
Nơi nhận:
- Thành phố Hà Nội;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch CBND Thành phố;
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam:
- Văn phòng Thành ủy;
- UBMT Tổ quốc Việt Nam Thành phố HN;
- Ban Dân Vận Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- CBND quận, huyện, thị xã;
- Hội Chữ thập đỏ Thành phố;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội;
- Các Báo: Kinh tế và Đô thị; Hà Nội Mới;
- VPUB: CVP, PCVP C.N.Trang, các phòng: NC, KGVX, TH;
- Lưu: VT, NC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|