Kế hoạch 41/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Số hiệu | 41/KH-UBND |
Ngày ban hành | 21/01/2022 |
Ngày có hiệu lực | 21/01/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký | Nguyễn Đăng Bình |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/KH-UBND |
Bắc Kạn, ngày 21 tháng 01 năm 2022 |
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); đẩy mạnh phát triển số lượng doanh nghiệp mới thành lập mới; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân. Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh.
Đến năm 2025, phấn đấu cải thiện toàn diện các chỉ số thành phần của PCI, nâng dần vị trí xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Kạn trung bình mỗi năm tăng ít nhất 01 bậc trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
2. Yêu cầu
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Đảm bảo việc triển khai kịp thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp tại tất cả các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.
- Xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên. Giám đốc các Sở, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị; quán triệt về tư tưởng, nâng cao kỷ luật, kỷ cương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về trách nhiệm, tác phong thực hiện công vụ, thái độ phục vụ doanh nghiệp và người dân.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
2. Đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố và đơn vị liên quan tăng cường thực hiện các giải pháp cải cách về đăng ký đất đai, quản lý hành chính về đất đai; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Đẩy mạnh kết nối liên thông điện tử để trao đổi thông tin dữ liệu đất đai giữa cơ quan đăng ký đất đai và cơ quan thuế trong việc xác định nghĩa vụ tài chính khi người sử dụng đất thực hiện giao dịch về đất đai và tài sản gắn liền với đất.
3. Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số đồng bộ với nhiệm vụ cải cách hành chính
Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính tại đơn vị.
Trong đó, chú trọng thực hiện: Nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến; Đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ; Khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân vào xây dựng chính quyền; Tăng cường kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
4. Tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính
a) Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ trên mọi lĩnh vực; gắn cải cách thủ tục hành chính với xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số.
- Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ; thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp tỉnh từ ngày 01/6/2022, tại Bộ phận Một cửa cấp huyện từ ngày 01/12/2022 theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP. Sơ kết mô hình trung tâm phục vụ hành chính công các cấp để có giải pháp phát triển phù hợp.
- Tiếp nhận, xử lý kịp thời, hiệu quả phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh.
- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.
- Tổ chức sắp xếp Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng đầy đủ các chức năng nhiệm vụ đảm bảo hình thành một đầu mối hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp đến đầu tư tại tỉnh thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư.
b) Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, đôn đốc, hướng dẫn việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ và Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh sơ kết mô hình trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, xã để có giải pháp phát triển phù hợp.