Kế hoạch 4069/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu | 4069/KH-UBND |
Ngày ban hành | 18/09/2022 |
Ngày có hiệu lực | 18/09/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký | Lê Huyền |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4069/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 18 tháng 9 năm 2022 |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 2937/KH-UBND ngày 18/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện văn bản số 5529/BKHĐT-HTX ngày 08/8/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023; trên cơ sở Đề cương xây dựng kế hoạch theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, với các nội dung chủ yếu như sau:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2022
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, tổ hợp tác
a) Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, tổ hợp tác:
- Về hợp tác xã (HTX): Hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì ổn định và phát triển, trong 08 tháng năm 2022, có 06 HTX được thành lập mới[1]; nâng tổng số đến nay có 101 HTX, trong đó có 97 HTX đang hoạt động/127,865 tỷ đồng, 03 HTX tạm ngừng hoạt động kinh doanh[2] và 01 HTX đang làm thủ tục giải thể[3]; hợp tác xã đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp có 75 HTX, chiếm 77,3%; sản xuất tiểu thủ công nghiệp 07 HTX (chiếm 7,2%); kinh doanh dịch vụ tổng hợp 06 HTX (chiếm 6,2%); lĩnh vực vận tải 06 HTX (chiếm 6,2%) và 03 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động.
Doanh thu bình quân của HTX năm 2022, ước đạt 2.300 triệu đồng/HTX, tăng 2,2% so với năm 2021, trong đó doanh thu đối với các thành viên ước đạt 1.750 triệu đồng/năm, tăng 2,9% so với năm 2021; lợi nhuận bình quân ước đạt 225 triệu đồng/HTX, tăng 2,3% so với năm 2021; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX ước đạt 58 triệu đồng/người, tăng 16% so với năm 2021.
- Về Tổ hợp tác (THT): Tổng số THT đang hoạt động ước đến ngày 31/12/2022, có khoảng 990 THT đang hoạt động[4]. Doanh thu bình quân của THT năm 2022, ước đạt 250 triệu đồng/năm, tăng 4,2% so với năm 2021; lợi nhuận bình quân ước đạt 68 triệu đồng/năm, tăng 4,6% so với năm 2021.
b) Về thành viên, lao động của HTX, THT:
- Tổng số thành viên của HTX đang hoạt động đến tháng 8/2022, có 18.886 thành viên[5], giảm 508 thành viên so với năm 2021 là do một số HTX thực hiện rà soát lại số lượng thành viên qua đó có sự biến động thành viên so với cùng kỳ[6]; ước đến ngày 31/12/2022 có khoảng 18.990 thành viên, trong đó số thành viên mới tham gia HTX khoảng 330 người[7], tăng 3,2% so với năm 2021. Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 620 người, tăng 3,3% so với năm 2021; số lao động đồng thời là thành viên HTX 400 người, tăng 5,3% so với năm 2021.
- Tổng số thành viên của THT ước đến 31/12/2022 có khoảng 12.000 người.
c) Về trình độ cán bộ quản lý HTX: Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã ước đến 31/12/2022, có khoảng 520 người, tăng 3% so năm 2021, trong đó đã qua đào tạo đạt trình độ sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp là 175 người, tăng 6,1% so với năm 2021; trình độ cao đẳng, đại học là 80 người, tăng 6,7% so với năm 2021.
a) Lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản: Toàn tỉnh hiện có 75 HTX đang hoạt động, trong đó có 02 HTX thủy sản và 73 HTX dịch vụ nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm về lúa, nho, rau củ các loại. Hầu hết HTX lĩnh vực nông nghiệp hoạt động tương đối ổn định và có bước phát triển; một số HTX đã chủ động liên kết hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất, gắn với bao tiêu sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh, như: nho, măng tây, lúa giống, bắp giống, hạt điều…; một số HTX đã hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong việc ứng trước vật tư, phân bón, giống cây trồng, góp phần giảm bớt khó khăn về vốn đầu tư ban đầu, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hộ thành viên. Doanh thu bình quân của HTX năm 2022, ước đạt 2.300 triệu đồng/HTX, tăng 2,2% so với năm 2021, trong đó doanh thu đối với các thành viên ước đạt 1.750 triệu đồng/năm, tăng 2,9% so với năm 2021; lợi nhuận bình quân ước đạt 225 triệu đồng/HTX, tăng 2,3% so với năm 2021.
b) Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Hiện có 7 HTX đang hoạt động, chủ yếu sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống, cơ khí; một số HTX đã tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể như: Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, Gốm Bầu Trúc, nước mắm Cà Ná…, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho thành viên.
c) Lĩnh vực vận tải: Hiện có 06 HTX đang hoạt động, chất lượng dịch vụ được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa. Doanh thu bình quân năm 2022, ước đạt 850 triệu đồng/HTX; thu nhập trung bình của xã viên của hợp tác xã: 120 triệu đồng/xã viên/năm. Hoạt động của các hợp tác xã đã tạo ra được việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên và người lao động, nhiều thành viên của hợp tác xã kinh doanh có lãi, tích lũy và tăng dần nguồn vốn, tài sản, phương tiện.
d) Lĩnh vực kinh doanh tổng hợp: Hiện có 06 HTX đang hoạt động, chủ yếu là vệ sinh môi trường, kinh doanh vật tư nông nghiệp,... gắn với liên kết giữa doanh nghiệp, THT, nhóm cùng sở thích để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh như: Nho, táo, măng tây,... góp phần ổn định đầu ra cho các hộ thành viên.
đ) Lĩnh vực tín dụng: Có 03 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động ổn định, đảm bảo khả năng chi trả và kinh doanh có lãi, đáp ứng khá tốt nguồn vốn cho các thành viên. Tổng vốn điều lệ của 03 QTDND là 7.158 triệu đồng, có 6.154 thành viên; tổng tài sản đến 31/12/2022 ước đạt 203.464 triệu đồng tăng 10% so với năm 2021; tổng doanh thu đến 31/12/2022 ước đạt 22.618 triệu đồng, tăng 11% so với năm 2021; tổng lợi nhuận của các QTDND đến 31/12/2022 ước đạt 2.613 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2021. Đồng thời, các QTDND đã làm tốt công tác huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn huy động tiền gửi ổn định, có sự tăng trưởng, tạo niềm tin đối với thành viên trên địa bàn hoạt động; sử dụng nguồn vốn cho vay phù hợp với khả năng quản lý và cơ cấu nguồn vốn, tổng dư nợ của 03 QTDND đến 31/12/2022, ước 148.500 triệu đồng, tăng 5,95% so với năm 2021.
3. Tác động của HTX, THT đến thành viên, kinh tế hộ thành viên
Các thành viên trong HTX, THT đã tham gia các lớp tuyên truyền, tập huấn, các lớp đào tạo kỹ năng sản xuất tiên tiến hiện đại, các hội nghị xúc tiến thương mại,... Qua đó, giúp các thành viên thay đổi được tư duy, tập quán sản xuất truyền thống để ngày càng chủ động phát huy vai trò làm chủ của mình trong việc liên kết lại với nhau trong sản xuất tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã ngoài việc góp phần tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh còn là chổ dựa cho kinh tế hộ cùng phát triển, là cầu nối để chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật và thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách nhanh chóng và hiệu quả; góp phần nâng cao thu nhập cho đời sống nông dân. Một số hợp tác xã đã dần thích nghi với cơ chế thị trường, linh động cung cấp dịch vụ đầu vào, tiêu thụ nông sản, tạo việc làm cho khu vực nông thôn, tham gia xây dựng cánh đồng lớn. Một số hợp tác xã trở thành cầu nối giao thương giữa hộ nông dân với thị trường, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho địa phương.
Hiện nay, có 54 hợp tác xã nông nghiệp thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và hướng đến xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ dịch vụ đầu vào đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra để gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu kinh tế và đời sống của thành viên. Điển hình như:
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4069/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 18 tháng 9 năm 2022 |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 2937/KH-UBND ngày 18/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện văn bản số 5529/BKHĐT-HTX ngày 08/8/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023; trên cơ sở Đề cương xây dựng kế hoạch theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, với các nội dung chủ yếu như sau:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2022
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, tổ hợp tác
a) Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, tổ hợp tác:
- Về hợp tác xã (HTX): Hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì ổn định và phát triển, trong 08 tháng năm 2022, có 06 HTX được thành lập mới[1]; nâng tổng số đến nay có 101 HTX, trong đó có 97 HTX đang hoạt động/127,865 tỷ đồng, 03 HTX tạm ngừng hoạt động kinh doanh[2] và 01 HTX đang làm thủ tục giải thể[3]; hợp tác xã đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp có 75 HTX, chiếm 77,3%; sản xuất tiểu thủ công nghiệp 07 HTX (chiếm 7,2%); kinh doanh dịch vụ tổng hợp 06 HTX (chiếm 6,2%); lĩnh vực vận tải 06 HTX (chiếm 6,2%) và 03 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động.
Doanh thu bình quân của HTX năm 2022, ước đạt 2.300 triệu đồng/HTX, tăng 2,2% so với năm 2021, trong đó doanh thu đối với các thành viên ước đạt 1.750 triệu đồng/năm, tăng 2,9% so với năm 2021; lợi nhuận bình quân ước đạt 225 triệu đồng/HTX, tăng 2,3% so với năm 2021; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX ước đạt 58 triệu đồng/người, tăng 16% so với năm 2021.
- Về Tổ hợp tác (THT): Tổng số THT đang hoạt động ước đến ngày 31/12/2022, có khoảng 990 THT đang hoạt động[4]. Doanh thu bình quân của THT năm 2022, ước đạt 250 triệu đồng/năm, tăng 4,2% so với năm 2021; lợi nhuận bình quân ước đạt 68 triệu đồng/năm, tăng 4,6% so với năm 2021.
b) Về thành viên, lao động của HTX, THT:
- Tổng số thành viên của HTX đang hoạt động đến tháng 8/2022, có 18.886 thành viên[5], giảm 508 thành viên so với năm 2021 là do một số HTX thực hiện rà soát lại số lượng thành viên qua đó có sự biến động thành viên so với cùng kỳ[6]; ước đến ngày 31/12/2022 có khoảng 18.990 thành viên, trong đó số thành viên mới tham gia HTX khoảng 330 người[7], tăng 3,2% so với năm 2021. Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 620 người, tăng 3,3% so với năm 2021; số lao động đồng thời là thành viên HTX 400 người, tăng 5,3% so với năm 2021.
- Tổng số thành viên của THT ước đến 31/12/2022 có khoảng 12.000 người.
c) Về trình độ cán bộ quản lý HTX: Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã ước đến 31/12/2022, có khoảng 520 người, tăng 3% so năm 2021, trong đó đã qua đào tạo đạt trình độ sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp là 175 người, tăng 6,1% so với năm 2021; trình độ cao đẳng, đại học là 80 người, tăng 6,7% so với năm 2021.
a) Lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản: Toàn tỉnh hiện có 75 HTX đang hoạt động, trong đó có 02 HTX thủy sản và 73 HTX dịch vụ nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm về lúa, nho, rau củ các loại. Hầu hết HTX lĩnh vực nông nghiệp hoạt động tương đối ổn định và có bước phát triển; một số HTX đã chủ động liên kết hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất, gắn với bao tiêu sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh, như: nho, măng tây, lúa giống, bắp giống, hạt điều…; một số HTX đã hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong việc ứng trước vật tư, phân bón, giống cây trồng, góp phần giảm bớt khó khăn về vốn đầu tư ban đầu, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hộ thành viên. Doanh thu bình quân của HTX năm 2022, ước đạt 2.300 triệu đồng/HTX, tăng 2,2% so với năm 2021, trong đó doanh thu đối với các thành viên ước đạt 1.750 triệu đồng/năm, tăng 2,9% so với năm 2021; lợi nhuận bình quân ước đạt 225 triệu đồng/HTX, tăng 2,3% so với năm 2021.
b) Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Hiện có 7 HTX đang hoạt động, chủ yếu sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống, cơ khí; một số HTX đã tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể như: Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, Gốm Bầu Trúc, nước mắm Cà Ná…, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho thành viên.
c) Lĩnh vực vận tải: Hiện có 06 HTX đang hoạt động, chất lượng dịch vụ được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa. Doanh thu bình quân năm 2022, ước đạt 850 triệu đồng/HTX; thu nhập trung bình của xã viên của hợp tác xã: 120 triệu đồng/xã viên/năm. Hoạt động của các hợp tác xã đã tạo ra được việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên và người lao động, nhiều thành viên của hợp tác xã kinh doanh có lãi, tích lũy và tăng dần nguồn vốn, tài sản, phương tiện.
d) Lĩnh vực kinh doanh tổng hợp: Hiện có 06 HTX đang hoạt động, chủ yếu là vệ sinh môi trường, kinh doanh vật tư nông nghiệp,... gắn với liên kết giữa doanh nghiệp, THT, nhóm cùng sở thích để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh như: Nho, táo, măng tây,... góp phần ổn định đầu ra cho các hộ thành viên.
đ) Lĩnh vực tín dụng: Có 03 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động ổn định, đảm bảo khả năng chi trả và kinh doanh có lãi, đáp ứng khá tốt nguồn vốn cho các thành viên. Tổng vốn điều lệ của 03 QTDND là 7.158 triệu đồng, có 6.154 thành viên; tổng tài sản đến 31/12/2022 ước đạt 203.464 triệu đồng tăng 10% so với năm 2021; tổng doanh thu đến 31/12/2022 ước đạt 22.618 triệu đồng, tăng 11% so với năm 2021; tổng lợi nhuận của các QTDND đến 31/12/2022 ước đạt 2.613 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2021. Đồng thời, các QTDND đã làm tốt công tác huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn huy động tiền gửi ổn định, có sự tăng trưởng, tạo niềm tin đối với thành viên trên địa bàn hoạt động; sử dụng nguồn vốn cho vay phù hợp với khả năng quản lý và cơ cấu nguồn vốn, tổng dư nợ của 03 QTDND đến 31/12/2022, ước 148.500 triệu đồng, tăng 5,95% so với năm 2021.
3. Tác động của HTX, THT đến thành viên, kinh tế hộ thành viên
Các thành viên trong HTX, THT đã tham gia các lớp tuyên truyền, tập huấn, các lớp đào tạo kỹ năng sản xuất tiên tiến hiện đại, các hội nghị xúc tiến thương mại,... Qua đó, giúp các thành viên thay đổi được tư duy, tập quán sản xuất truyền thống để ngày càng chủ động phát huy vai trò làm chủ của mình trong việc liên kết lại với nhau trong sản xuất tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã ngoài việc góp phần tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh còn là chổ dựa cho kinh tế hộ cùng phát triển, là cầu nối để chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật và thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách nhanh chóng và hiệu quả; góp phần nâng cao thu nhập cho đời sống nông dân. Một số hợp tác xã đã dần thích nghi với cơ chế thị trường, linh động cung cấp dịch vụ đầu vào, tiêu thụ nông sản, tạo việc làm cho khu vực nông thôn, tham gia xây dựng cánh đồng lớn. Một số hợp tác xã trở thành cầu nối giao thương giữa hộ nông dân với thị trường, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho địa phương.
Hiện nay, có 54 hợp tác xã nông nghiệp thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và hướng đến xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ dịch vụ đầu vào đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra để gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu kinh tế và đời sống của thành viên. Điển hình như:
(1) Mô hình liên kết theo Chuỗi giá trị lúa: Hiện có 37 hợp tác xã tham gia liên kết với các doanh nghiệp để hỗ trợ giống, phân bón, tổ chức các khâu làm đất đến khâu thu hoạch; hướng dẫn các thành viên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là ứng dụng mô hình “1 phải, 5 giảm” và liên kết doanh nghiệp sản xuất lúa giống đã giúp nâng thu nhập bình quân của các hộ thành viên lên 50 triệu đồng/ha.
(2) Mô hình liên kết theo Chuỗi măng tây xanh: Hiện có 04 hợp tác xã liên kết, hợp tác với Công ty TNHH Linh Đan và Trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến chuyên trồng măng tây xanh có giá trị kinh tế cao và áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm với tổng diện tích trên 53 ha. Doanh thu bình quân đạt khoảng 700 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân khoảng 500 triệu đồng/ha/năm.
(3) Mô hình liên kết sản xuất bắp giống tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phước An, xã Phước Vinh huyện Ninh Phước là một trong những đơn vị đi đầu trong việc chuyển đổi, chủ động liên kết với các doanh nghiệp giúp người dân mạnh dạn mở rộng diện tích sản xuất bắp lai giống và được bao tiêu 100% sản phẩm, tạo được chỗ dựa vững chắc cho các thành viên. Tổng diện tích trồng bắp trên 250 ha; năng suất bắp giống bình quân đạt 7 tấn/ha, lợi nhuận bình quân khoảng 40 triệu đồng/ha.
(4) Mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao: HTX Nông nghiệp công nghệ cao Nam Miền Trung đã áp dụng trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao, với diện tích 02 ha, sản lượng ước đạt 200 tấn với doanh thu ước đạt 5 tỷ đồng/năm.
(5) Mô hình cánh đồng lớn sản xuất nho tại xã Vĩnh Hải: HTX Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thái An đã ký kết hợp đồng với các hộ tham gia sản xuất nho theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích gần 30ha/76 hộ tham gia, với doanh thu ước đạt 750 triệu đồng/năm.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn
Trong năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện khá đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp về tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã theo Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương để tổ chức thực hiện và ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.
2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể được quan tâm chỉ đạo, tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực, nhằm đẩy mạnh củng cố, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2022 (Kế hoạch số 845/KH-BCĐ ngày 02/3/2022 của Ban Chỉ đạo); ban hành quy định điều kiện và tiêu chí hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm cho các Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 (Quyết định số 352/QĐ- UBND ngày 24/6/2022) và ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, các Sở, ngành địa phương đã thực hiện tốt chế độ báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, quy định về hỗ trợ phát triển HTX, kịp thời tổng hợp báo cáo theo yêu cầu của các Bộ, ngành Trung ương, bảo đảm thời gian quy định, như: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã 6 tháng đầu năm 2022; tổng hợp danh sách HTX hoạt động hiệu quả và thu hút nhiều thành viên và danh sách hợp tác xã có thành viên là những người khuyết tật theo đề nghị của Cục Phát triển hợp tác xã - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã
a) Về hỗ trợ thành lập mới HTX: Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác vận động thành lập mới HTX. Tính đến tháng 8/2022, đã tổ chức 13 lớp tuyên truyền phổ biến Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn của Trung ương tại 13 xã[8], với trên 360 lượt người tham gia; đã hoàn tất thủ tục thành lập mới 06 HTX, dự kiến cuối năm 2022 tiếp tục vận động thành lập mới 04 HTX theo kế hoạch.
b) Về hỗ trợ tuyển dụng, tập huấn cho cán bộ HTX: Liên minh HTX đã phối hợp với Trường Trung cấp KTKT và Đào tạo cán bộ HTX tổ chức 03 lớp đào tạo về quản trị hợp tác xã cho cán bộ quản lý hợp tác xã.
c) Về chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại: Trong 08 tháng năm 2022, đã hỗ trợ 08 HTX[9] tham gia các hội chợ, hội nghị trong và ngoài tỉnh nhằm hỗ trợ cho các sản phẩm tiềm năng của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có cơ hội quảng bá sản phẩm, đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng trên cả nước; Liên minh HTX tỉnh hướng dẫn hợp tác xã đăng ký tham gia hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trên sàn giao dịch kết nối Cung - Cầu của Liên minh HTX Việt Nam và Sở Công Thương tiếp tục hỗ trợ duy trì việc đưa các sản phẩm của các HTX lên Sàn giao dịch thương mại điện tử[10].
d) Về hỗ trợ khoa học - công nghệ: Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2022 và nguồn kinh phí khuyến công địa phương đã hỗ trợ 03 HTX thực hiện dự án trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao, tư vấn xây dựng liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap gắn với bao bì, nhãn mác và hỗ trợ máy sấy lạnh, với tổng số tiền 1.074,32 triệu đồng[11].
đ) Về chính sách tài chính - tín dụng: Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho hợp tác xã trong việc tiếp cận chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP và Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Kết quả, tổng dư nợ tín dụng đến tháng 8/2022 là 1.320 triệu đồng/05 HTX, dư nợ chủ yếu tập trung vào các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
e) Về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ chi tiết vốn hỗ trợ hợp tác xã thuộc nguồn cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025, với tổng vốn 20 tỷ đồng tại Quyết định số 871/QĐ- UBND ngày 22/12/2021. Trên cơ sở Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 22/12/2021, đến nay đã phân bổ 8,9 tỷ đồng/20 tỷ đồng, để hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm cho 12 HTX[12]. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã phân bổ 5 tỷ đồng cho các địa phương[13] để hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm cho các HTX trên địa bàn theo Kế hoạch đầu tư công năm 2022 vốn ngân sách địa phương (Quyết định số 867/QĐ-UBND ngày 22/12/2021).
g) Về chính sách đất đai: Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, hướng dẫn HTX thực hiện các thủ tục đăng ký chuyển đổi hình thức sử dụng đất từ giao đất không thu tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003 sang thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo Luật Đất đai năm 2013. Tính đến tháng 8/2022, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 25 hợp tác xã/30 vị trí đất/72.867 m2.
4. Kết quả, tình hình thực hiện các Đề án
Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025’’ theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 2/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ: Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt danh sách HTX tham gia Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 1679/QĐ- UBND ngày 01/9/2021, gồm 04 HTX[14]. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh còn hạn chế nên chưa bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Đề án.
5. Hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể
Một số mô hình hợp tác xã được thành lập mới thông qua tài trợ của các tổ chức quốc tế, hoạt động theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp đạt kết quả tích cực, đã góp phần làm thay đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng dự án, như:
- Mô hình liên kết theo Chuỗi giá trị ớt tại Hợp tác xã Tầm Ngân xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn do KOICA và Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) tài trợ, chuyên trồng ớt với tổng diện tích trên 20ha hoạt động theo mô hình sản xuất khép kín từ khâu canh tác, thu hoạch, sơ chế đến tiêu thụ sản phẩm; đồng thời, hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến ớt, với công suất sơ chế khoảng 200 tấn ớt tươi/năm, tương đương 50 tấn ớt khô/năm, tổng kinh phí đầu tư khoảng 12,6 tỷ đồng, góp phần tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm ớt của các thành viên.
- Mô hình theo Chuỗi giá trị nho tại Hợp tác xã nho Evergreen Ninh Thuận được Dự án Phát triển hợp tác xã Việt Nam (VCED) do Chính phủ Canada tài trợ và tổ chức SOCODEVI thực hiện, chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm nho, với quy mô diện tích trồng nho trên 22 ha theo tiêu chuẩn VietGAP; ngoài ra, hợp tác xã còn được hỗ trợ đầu tư một số thiết bị như: máy ép nho, cán nho, sấy nho và kho lạnh để bảo quản sản phẩm và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy Chứng nhận nhãn hiệu của hợp tác xã. Đây là những tiền đề vững chắc góp phần nâng cao giá trị, uy tín, chất lượng sản phẩm nho Ninh Thuận và hợp tác xã duy nhất trong tỉnh có bộ máy quản lý và điều hành hoàn thiện theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
Trong năm 2022, trong bối cảnh có những thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen, hoạt động sản xuất, kinh doanh có bước phục hồi, thời tiết và nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; hoạt động kinh tế tập thể tiếp tục được duy trì ổn định và có phát triển, quy mô sản xuất được mở rộng; một số mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động có hiệu quả được nhân rộng; liên kết giữa các hợp tác xã với nhau và với các tổ chức kinh tế khác bước đầu có sự phát triển; công tác quản lý nhà nước đối với hợp tác xã được tăng cường; hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì ổn định và phát triển trong tháng 8/2022, có 06 HTX thành lập mới; một số HTX đã ứng dụng công nghệ trong sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, mô hình tưới tiết kiệm nước, mô hình trồng rau, trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao,… mang lại hiệu quả kinh tế cao; bước đầu hình thành mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên hợp tác xã.
Bên cạnh những kết quả được, còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Năng lực quản trị HTX có mặt còn hạn chế, dẫn đến việc điều hành, xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng không nhiều nên việc liên kết tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế; một số HTX khó khăn về vốn, nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định của các Ngân hàng thương mại.
1. Các vấn đề tồn tại, khó khăn
- Hầu hết các HTX chuyển đổi chưa thật sự tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc theo quy định của Luật Hợp tác xã, như: thành viên không góp vốn, chưa xác lập danh sách thành viên, chưa chấp hành đầy đủ các quy định về chế độ kế toán, thống kê, báo cáo tài chính theo quy định, dẫn đến khó khăn trong tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, nhất là khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng Ngân hàng thương mại.
- Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn bất cập so với cơ chế quản lý mới, dẫn đến việc điều hành, xây dựng phương án kinh doanh còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường. Đa số HTX có vốn ít, quy mô sản xuất nhỏ, chưa xây dựng được chuỗi liên kết, khả năng huy động vốn của các hộ thành viên hạn chế.
- Quá trình thành lập, kiện toàn bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước theo dõi về kinh tế tập thể, hợp tác xã còn kiêm nhiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; việc phân công các Phòng, ban theo dõi, quản lý nhà nước về hợp tác xã ở cấp huyện chưa rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động các hợp tác xã.
- Đội ngũ cán bộ HTX phần lớn người lớn tuổi, chưa được đào tạo chuyên môn, nên việc điều hành hoạt động của HTX có mặt còn hạn chế, có nơi còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ cấp trên, chưa chủ động nghiên cứu thị thường, kết nối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
- Công tác kiểm tra, giám sát của một số ngành, địa phương chưa thường xuyên; một số HTX thực hiện chưa đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2023
I. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
1. Định hướng phát triển kinh tế tập thể
Phát triển kinh tế tập thể gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế khu vực nông thôn; phát triển đa dạng các loại hình hợp tác xã và tổ hợp tác đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định pháp luật. Tăng cường năng lực quản trị, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, tiếp tục thành lập, phát triển thêm các hợp tác xã, tổ hợp tác, coi trọng mở rộng quy mô thành viên, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, HTX gắn với phát huy vai trò làm chủ, lợi ích của các thành viên, khả năng huy động, tiếp cận, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Phát triển kinh tế tập thể, HTX năng động, hiệu quả góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội. Phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống thành viên; phát triển thành viên thông qua thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ kinh tế cá thể, cá nhân và tổ chức tham gia kinh tế tập thể, HTX. Xây dựng các mô hình liên kết sản xuất với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; từng bước hình thành các cụm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ, đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay và tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn trong GRDP của nền kinh tế.
- Tổ chức vận động thành lập mới khoảng 10-12 HTX và khoảng 20-25 THT thành lập mới, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có từ 06-07 HTX và khoảng 10-15 THT được thành lập mới.
- Số lượng thành viên thu hút mới khoảng 310-330 thành viên, trong đó có khoảng 100-150 thành viên HTX và khoảng 100-150 thành viên THT.
- Doanh thu bình quân của HTX đạt khoảng 2,35-2,4 tỷ đồng/HTX/năm, doanh thu bình của THT đạt khoảng 260-270 triệu đồng/THT/năm.
- Thu nhập bình quân của HTX khoảng 230-240 triệu đồng/HTX/năm, THT đạt khoảng 70-80 triệu đồng/THT/năm.
- Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX có trình độ qua đào tạo đạt trình độ sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp, tăng khoảng 5% và trình độ cao đẳng, đại học tăng khoảng 10%.
- 100% cán bộ quản lý HTX được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản trị HTX.
- Mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất từ 01 mô hình HTX kiểu mới liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị và hoạt động hiệu quả.
4. Các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2023
a) Công tác tuyên truyền:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật hợp tác xã; Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới nhằm thống nhất nhận thức trong toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước, Nhân dân về bản chất HTX và các quy định trong Luật hợp tác xã; phổ biến các mô hình HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả, mô hình liên kết xây dựng cánh đồng lớn, mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị,… để tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, người dân về vai trò, tổ chức, vận hành của HTX kiểu mới theo Luật Hợp tác xã.
b) Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, HTX gắn với chuỗi giá trị; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản. Hình thành các vùng chuyên canh, đa dạng hóa sản phẩm; định hướng các tổ hợp tác, hợp tác xã xây dựng phương án sản xuất cụ thể để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, bảo đảm vệ sinh an toàn thực thẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Hỗ trợ, xây dựng và hình thành các mô hình liên kết chuỗi trên tất cả các lĩnh vực, tạo điều kiện, hỗ trợ việc tăng cường liên kết về kinh tế giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các tổ chức kinh tế khác nhau nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc tự chủ, tự nguyện, cùng có lợi tạo điều kiện cung cấp nguồn đầu vào cho các doanh nghiệp, đồng thời giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho sản xuất, tạo điều kiện cho các HTX phát triển thuận lợi.
c) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể:
- Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở cấp huyện và nâng cao vai trò quản lý cấp xã đối với loại hình tổ hợp tác, đưa công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể đi vào nề nếp. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh, huyện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, tránh hình thức.
- Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết, Luật Hợp tác xã, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế tập thể. Phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ và có chế tài nghiêm xử lý vi phạm Luật Hợp tác xã.
d) Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX:
- Rà soát tình hình hoạt động của HTX, hướng dẫn các HTX đã ngừng hoạt động thực hiện thủ tục giải thể; tăng số lượng và đảm bảo chất lượng HTX thành lập mới, thu hút thêm thành viên tham gia vào HTX; tăng số vốn điều lệ, từng bước mở rộng quy mô hoạt động của các HTX. Rà soát lại đội ngũ cán bộ kế toán, bộ máy quản lý của HTX để điều chỉnh hoặc cử đi đào tạo, bồi dưỡng, giúp Hội đồng quản trị quản lý tốt tài chính trong hoạt động của HTX.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ cho HTX để HTX thực sự làm vai trò cầu nối, dẫn dắt nông dân trong sản xuất, quảng bá, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm.
đ) Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Hiệp hội trong phát triển kinh tế tập thể:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, bảo đảm thực hiện tốt vai trò là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thành lập HTX, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX, THT, nhằm nâng cao năng lực quản trị và tổ chức sản xuất, kinh doanh cho các HTX, THT.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, hội viên, thành viên tự nguyện tham gia phát triển kinh tế hợp tác, HTX; tăng cường quan hệ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, Liên minh Hợp tác xã tỉnh trong hỗ trợ, khuyến khích và giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2023, cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của Tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ 6 tháng và cả năm tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu bố trí kinh phí để thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã trong dự toán ngân sách của tỉnh năm 2023.
3. Các Sở quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Liên minh Hợp tác xã tỉnh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý của ngành, địa phương, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể. Định kỳ 6 tháng và cả năm báo cáo tình hình thực hiện gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp./.
(Đính kèm các Phụ lục Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2023)
|
KT. CHỦ TỊCH |
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KTTT NĂM 2022, KẾ HOẠCH NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 4069/KH-UBND ngày 18/9/2022 của UBND tỉnh Ninh Thuận)
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Thực hiện năm 2021 |
Năm 2022 |
Kế hoạch năm 2023 |
|
Kế hoạch |
Ước thực hiện cả năm |
|||||
I |
Hợp tác xã |
|
|
|
|
|
1 |
Tổng số hợp tác xã |
HTX |
95 |
105 |
104 |
112 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã đang hoạt động |
HTX |
95 |
105 |
104 |
112 |
|
Số hợp tác xã thành lập mới |
HTX |
8 |
10 |
10 |
10 |
|
Số hợp tác xã giải thể |
HTX |
1 |
2 |
1 |
2 |
|
Số hợp tác xã đạt loại tốt, khá (*) |
HTX |
|
|
|
|
|
Số HTX ứng dụng công nghệ cao |
HTX |
8 |
10 |
10 |
12 |
|
Số HTX nông nghiệp liên kết với DN theo chuỗi giá trị |
HTX |
29 |
54 |
54 |
60 |
2 |
Tổng số thành viên hợp tác xã |
Người |
19.360 |
21.650 |
18.990 |
19.200 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Số thành viên mới |
Thành viên |
310 |
330 |
320 |
330 |
|
Số thành viên ra khỏi hợp tác xã |
Thành viên |
|
|
508 |
- |
3 |
Tổng số lao động thường xuyên trong HTX |
Người |
600 |
640 |
620 |
640 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Số lao động thường xuyên mới |
Người |
220 |
230 |
230 |
235 |
|
Số lao động thường xuyên là thành viên HTX |
Người |
380 |
410 |
400 |
410 |
4 |
Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã |
Người |
505 |
520 |
520 |
540 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp |
Người |
165 |
175 |
175 |
185 |
|
Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên |
Người |
75 |
80 |
80 |
90 |
5 |
Doanh thu bình quân một hợp tác xã |
Tr đồng/năm |
2.250 |
2.350 |
2.300 |
2.350 |
|
Trong đó: Doanh thu của hợp tác xã với thành viên |
Tr đồng/năm |
1.700 |
1.800 |
1.750 |
1.800 |
6 |
Lãi bình quân một hợp tác xã |
Tr đồng/năm |
220 |
230 |
225 |
230 |
7 |
Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã |
Tr đồng/năm |
50 |
60 |
58 |
70 |
II |
Tổ hợp tác |
|
|
|
|
|
1 |
Tổng số tổ hợp tác |
THT |
990 |
1.000 |
990 |
1.000 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Số THT có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn |
THT |
640 |
650 |
650 |
650 |
2 |
Tổng số thành viên tổ hợp tác |
Thành viên |
11.410 |
12.000 |
12.000 |
12.000 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Số thành viên mới thu hút |
Thành viên |
|
|
|
|
3 |
Doanh thu bình quân một tổ hợp tác |
Tr đồng/năm |
240 |
260 |
250 |
260 |
4 |
Lãi bình quân một tổ hợp tác |
Tr đồng/năm |
65 |
70 |
68 |
80 |
NHU CẦU VỐN SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN KTTT, HTX NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 4069/KH-UBND ngày 18/9/2022 của UBND tỉnh Ninh Thuận)
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Thực hiện 2022 |
Kế hoạch 2023 (*) |
Ghi chú |
||
Kế hoạch |
Thực hiện |
Kế hoạch |
Dự kiến đơn vị thực hiện |
||||
I |
NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG |
|
|
|
|
|
|
1 |
Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Đào tạo |
|
|
|
|
|
|
|
- Số người được cử đi đào tạo |
Người |
|
|
40 |
40 |
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
300 |
300 |
|
1.2 |
Bồi dưỡng |
|
|
|
|
|
|
|
- Số người được tham gia bồi dưỡng |
Người |
|
|
350 |
350 |
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
700 |
700 |
|
2 |
Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tuyên truyền, hỗ trợ về KTTT |
|
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX |
|
|
50 |
50 |
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
150 |
150 |
|
3 |
Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường |
|
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX |
|
|
20 |
20 |
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
500 |
500 |
|
4 |
Hỗ trợ khác |
Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX |
|
|
4 |
4 |
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
2.000 |
2.000 |
|
II |
NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG |
|
|
|
|
|
|
1 |
Thành lập mới, củng cố tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX, LHHTX |
10 |
7 |
10 |
10 |
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
27 |
21 |
30 |
30 |
|
2 |
Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Đào tạo |
|
|
|
|
|
|
|
- Số người được cử đi đào tạo |
Người |
|
|
|
|
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
|
|
|
2.2 |
Bồi dưỡng |
|
|
|
|
|
|
|
- Số người được tham gia bồi dưỡng |
Người |
|
|
300 |
300 |
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
|
|
|
3 |
Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tuyên truyền, hỗ trợ về KTTT |
|
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX |
|
|
|
|
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
|
|
|
|
|
4 |
Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường |
|
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX |
2 |
2 |
10 |
10 |
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
45 |
45 |
100 |
100 |
|
5 |
Hỗ trợ khác |
|
|
|
|
|
|
5.1 |
Hỗ trợ theo VietGap |
|
|
|
|
|
|
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
200 |
200 |
200 |
200 |
|
5.2 |
Hỗ trợ các sản phẩm tham gia chương trình OCOP |
|
|
|
|
|
Nghị quyết số 153/NQ- HĐND ngày 30/6/2022 của HĐND huyện Ninh Hải |
|
- Số hợp tác xã được hỗ trợ |
HTX |
3 |
3 |
|
|
|
|
- Tổng kinh phí hỗ trợ |
Tr đồng |
600 |
600 |
|
|
NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ
TRỢ PHÁT TRIỂN KTTT, HTX NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 4069/KH-UBND ngày 18/9/2022 của UBND tỉnh Ninh Thuận)
STT |
Chỉ tiêu |
Tổng mức đầu tư |
Thực hiện năm 2022 |
Kế hoạch 2023 |
Ghi chú |
||
Tổng số |
Trong đó NSNN |
Kế hoạch |
Thực hiện |
||||
I |
Nguồn ngân sách Trung ương |
|
|
|
|
|
|
1 |
Dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn |
600 |
600 |
0 |
0 |
600 |
|
1.1 |
Sửa chữa hệ thống nhà kho Hợp tác xã Sản xuất và Thương mại nông nghiệp An Xuân, xã Xuân Hải |
600 |
600 |
- |
0 |
600 |
Hợp tác xã An Xuân được lựa chọn tham gia Đề án hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định số 1679/QĐ- UBND ngày 01/9/2021). |
1.2 |
HTX SX- KD-DV muối Khánh Nhơn; Hợp tác xã sản xuất- kinh doanh muối Phương Hải |
2.000 |
2.000 |
|
|
1.000 |
Theo đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ, Ninh Thuận sẽ là vùng trọng điểm tập trung sản xuất muối quy mô công nghiệp ở Nam Trung bộ, do đó tập trung đầu tư cho các HTX trong lĩnh vực diêm nghiệp |
2 |
Dự án thuộc Chương trình MTQG |
|
|
|
|
|
|
II |
Nguồn ngân sách địa phương |
|
|
|
|
|
|
1 |
Dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn |
3.705 |
3.705 |
926 |
926 |
0 |
|
1.1 |
Nhà kho phục vụ sản xuất kinh doanh Hợp tác xã KDDV tổng hợp Xuân Hải, Xã Xuân Hải |
800 |
800 |
- |
0 |
- |
Nghị quyết số 154/NQ- HĐND ngày 30/6/2022 của HĐND huyện Ninh Hải |
1.2 |
Nhà kho xưởng sơ chế, chế biến sản phẩm HTX dịch vụ nông nghiệp thu mua nông sản Thanh Hải, xã Thanh Hải |
800 |
800 |
- |
0 |
- |
Nghị quyết số 154/NQ- HĐND ngày 30/6/2022 của HĐND huyện Ninh Hải |
1.3 |
Xây dựng nhà máy xay sát lúa; nhà máy sấy nông sản Hợp tác xã Sản xuất và Thương mại nông nghiệp An Xuân, xã Xuân Hải |
1.500 |
1.500 |
326 |
326 |
- |
Nghị quyết số 155/NQ- HĐND ngày 30/6/2022 của HĐND huyện Ninh Hải |
1.4 |
Mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh (Dây chuyền đóng gói chai, đóng gói sản phẩm) Hợp tác xã Dịch vụ Tổng hợp Nông nghiệp Thái An, xã Vĩnh Hải |
605 |
605 |
600 |
600 |
- |
Nghị quyết số 155/NQ- HĐND ngày 30/6/2022 của HĐND huyện Ninh Hải |
TÌNH HÌNH XỬ LÝ HỢP TÁC XÃ KHÔNG HOẠT ĐỘNG, KHÓ KHĂN
TRONG GIẢI THỂ, CHƯA ĐĂNG KÝ VÀ TỔ CHỨC LẠI THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012
(Kèm theo Kế hoạch số 4069/KH-UBND ngày 18/9/2022 của UBND tỉnh Ninh Thuận)
STT |
Nội dung |
|
Năm 2020 |
Thực hiện năm 2021 |
Ước thực hiện năm 2022 |
Dự kiến kế hoạch năm 2023 |
1 |
Tổng số HTX |
(01) |
86 |
95 |
104 |
112 |
|
Số HTX thành lập mới |
(02) |
10 |
8 |
10 |
10 |
Số HTX giải thể |
(03) |
3 |
1 |
1 |
2 |
|
2 |
Số HTX đang hoạt động |
(04) |
86 |
95 |
104 |
112 |
3 |
Số HTX không hoạt động |
(05) |
3 |
1 |
1 |
2 |
|
Số HTX không hoạt động nhưng chưa thực hiện việc giải thể |
(06) |
0 |
0 |
0 |
0 |
Số HTX không hoạt động đang tiến hành giải thể nhưng có vướng mắc |
(07) |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
- Phát sinh vướng mắc nhưng có thể xử lý được |
(08) |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
- Phát sinh vướng mắc do Luật HTX, cần phải sửa Luật |
(09) |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
4 |
Số HTX chưa đăng ký, tổ chức lại theo Luật HTX |
(10) |
0 |
0 |
0 |
0 |
- (01) = (04) + (05)
- (05) = (03) + (06) + (07)
- (07) = (08) + (09)
- Số HTX năm 2021 = số HTX 2020 + số thành lập mới năm 2021 - số giải thể năm 2021
- Số HTX ước thực hiện năm 2022 = số HTX 2021 + số thành lập mới ước TH năm 2022 - số giải thể ước TH năm 2022
- Số HTX dự kiến KH năm 2023 = số HTX 2022 + số thành lập mới dự kiến năm 2023 - số giải thể dự kiến năm 2023
HỖ TRỢ HỢP TÁC XÃ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 167/QĐ-TTG NGÀY
03/02/2021 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN LỰA CHỌN, HOÀN THIỆN, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ
KIỂU MỚI HIỆU QUẢ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRÊN CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 4069/KH-UBND ngày 18/9/2022 của UBND tỉnh Ninh Thuận)
STT |
Nội dung hỗ trợ |
Số HTX được hỗ trợ |
Kinh phí hỗ trợ năm 2022 |
Dự kiến hỗ trợ năm 2023 |
Ghi chú |
||||
Tổng số |
NS địa phương |
NSTW |
Tổng số |
NS địa phương |
NSTW |
||||
1 |
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực |
|
|
|
|
4 |
|
80 |
|
2 |
Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường |
|
|
|
|
4 |
|
100 |
|
3 |
Ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới; |
|
|
|
|
4 |
|
1.600 |
|
4 |
Tiếp cận nguồn vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm. |
|
|
|
|
4 |
|
2.000 |
|
6 |
Hỗ trợ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
[1] Gồm: HTX Đoàn Kết - Huyện Bác Ái; HTX Xây dựng và Dịch vụ tổng hợp Tân Thuận - Huyện Ninh Sơn; HTX Vận tải Taxi Star, HTX DVNN Phước Mỹ - TP. Phan Rang Tháp Chàm; HTX TM - DV - DVNN Sạch Lợi Hải - Huyện Thuận Bắc và HTX Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Phước Hà - Huyện Thuận Nam.
[2] Gồm: HTX Dịch vụ nông nghiệp và Măng tây xanh Lợi Hải - huyện Thuận Bắc, HTX NN&TM Tân Lập 1 - huyện Ninh Sơn và HTX Thủy sản Phú Thọ - huyện Thuận Nam.
[3] HTX Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp - chăn nuôi Tân Hà - huyện Thuận Nam.
[4] Trong đó THT có đến tháng 8/2022: TP PR-TC: 490 THT; Huyện: Thuận Nam 137 THT, Ninh Hải 40 THT, Thuận Bắc 100 THT, Bác Ái 110 THT, Ninh Sơn 27 THT, Ninh phước: 78 THT.
[5] Gồm: TP PR-TC: 3.098 TV; huyện: Thuận Nam: 302 TV, Ninh Hải: 364 TV, Ninh Sơn: 377 TV, Thuận Bắc: 79 TV, Bác Ái: 354 TV, Ninh Phước: 8.201 TV và 03 Quỹ tín dụng nhân có 6.111 TV.
[6] Gồm: Huyện: Ninh Hải giảm: 496 TV, Thuận Bắc giảm: 6 TV và Bác Ái giảm: 6 TV.
[7] Trong đó: Lĩnh vực vận tải thành viên mới tham gia vào HTX 109 người, QTDND thành viên mới tham gia 60 người, ...
[8] Gồm các xã: Phước Hà, Phước Hữu, Nhơn Hải, Phương Hải, Hộ Hải, Ma Nới, Mỹ Sơn, Phước Trung, Phước Chiến, Phước Thành, Phước Diêm, Cà Ná và Nhị Hà.
[9] Gồm: HTX gốm Bàu Trúc, HTX Nho Evergreen Ninh Thuận; HTX DV-NN-TH Thái An; HTX Sản xuất và Dịch vụ Nông nghiệp Suối Đá; HTX Dịch vụ nông nghiệp & Thu mua Nông sản Thanh Hải; HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Nam Miền Trung; HTX Dịch vụ Tổng hợp Nông nghiệp Mỹ Sơn và HTX Sản xuất kinh doanh Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp.
[10] Trong đó: (1) Hỗ trợ cho HTX DV-NN thu mua nông sản Thanh Hải tham gia sàn thương mại điện tử Sendo; (2) Hỗ trợ cho 05 đơn vị: HTX nho Evergreen Ninh Thuận; HTX DV-NN, thu mua nông sản Thanh Hải; HTX SX&TM An Xuân; HTX SXKD nông sản chất lượng ATTP (HTX Phước Bình); HTX sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Suối Đá tham gia sàn thương mại điện tử Voso; (3) hỗ trợ cho 04 đơn vị: HTX DVNN, thu mua nông sản Thanh Hải; HTX Nho Evergreen Ninh Thuận; HTX SX & TM An Xuân; HTX DV-NN-TH Thái An tham gia sàn thương mại điện tử Portmart.
[11] Gồm: Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao Nam Miền Trung: 700 triệu đồng; HTX Nho Evergreen Ninh Thuận: 274,32 triệu đồng và HTX Nông nghiệp Dịch vụ Tổng hợp Phước Chính: 100 triệu đồng.
[12] Gồm: Huyện Ninh Phước: HTX Dịch vụ Tổng hợp Tuấn Tú, HTX kinh doanh dịch vụ tổng hợp Như Bình, HTX dich vụ tổng hợp Ninh Quý, HTX kinh doanh Nông nghiệp Bảo Vinh, HTX Nho Kiểng A8, HTX kinh doanh nông nghiệp Trường Thọ; Huyện Ninh Sơn: HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tương Lai Xanh; huyện Thuận Nam: HTX vật tư nông nghiệp Phước Nam; HTX Dịch vụ nông nghiệp Vụ Bổn; HTX dịch vụ sản xuất tổng hợp nông nghiệp Nhị Hà; huyện Bác Ái: HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Bác Ái.
[13] Gồm: TP. Phan Rang - Tháp Chàm, 370 triệu đồng; huyện Thuận Nam, 926 triệu đồng; huyện Thuận Bắc, 370 triệu đồng; huyện Ninh Sơn, 926 triệu đồng; huyện Ninh Phước,1.112 triệu đồng; huyện Ninh Hải, 926 triệu đồng và huyện Bác Ái, 370 triệu đồng.
[14] Gồm: HTX Dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú, HTX Gốm chăm Bàu Trúc, HTX Sản xuất và Thương mại Nông nghiệp An Xuân và HTX Nho Evergreen Ninh Thuận.