Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh năm 2023

Số hiệu 248/KH-UBND
Ngày ban hành 14/10/2022
Ngày có hiệu lực 14/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Phạm Văn Thành
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 248/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 14 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2023

Căn cứ Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 17/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/3/2013 của bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 5529/BKHĐT-HTX ngày 08/8/2022 về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2023. Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 3584/KHĐT-ĐKKD ngày 19/9/2022; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh năm 2023 với các nội dung cụ thể sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2022

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ

1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác

1.1. Về số lượng, doanh thu, thu nhập của HTX, Liên hiệp HTX, THT

1.1.1. Tổ hợp tác (THT)

Về số lượng: Toàn tỉnh hiện có 206 THT tăng 3,4% so với năm 2021[1].

Ước đến 31/12/2022, toàn tỉnh có 210 THT trong đó: THT hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp 155 THT, chiếm 73,8%; THT hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và lĩnh vực khác 55 THT, chiếm 26,2%.

- Về doanh thu và thu nhập: Đối với THT, doanh thu bình quân 1 THT ước đạt 270 triệu đồng/năm, thu nhập trung bình của 1 lao động THT đạt 3,3 triệu đồng/người/tháng.

Nhìn chung THT trên địa bàn phát triển ổn định về số lượng nhưng đa dạng hình thức hoạt động, rất phù hợp với nhu cầu của người nông dân, lao động nghèo, đặc biệt là người nông dân, lao động nghèo ở vùng nông thôn và miền núi, mang tính chất thời vụ hoặc vụ việc, hợp tác với nhau theo hợp đồng hợp tác. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều THT hoạt động không thường xuyên, chỉ mang tính mùa vụ, tự phát, tổ chức của THT thiếu chặt chẽ, quan hệ hợp tác lỏng lẻo, không đảm bảo tính n định, bền vững. Việc theo dõi, đánh giá các hoạt động của THT còn hạn chế.

1.1.2. Hợp tác xã

Tổng số HTX trên địa bàn tỉnh hiện có 643 HTX, tăng 23,7% so với năm 2021[2]; SHTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp là 427 HTX, chiếm 65,4%; HTX tiểu thủ công nghiệp là 34 HTX chiếm 5,1%; HTX xây dựng là 19 HTX, chiếm 2,9%; HTX vệ sinh môi trường là 10 HTX, chiếm 1,5%; HTX vận tải là 41 HTX, chiếm 6,3%; HTX thương mại dịch vụ là 106 HTX, chiếm 16,4%; các HTX khác là 22 HTX, chiếm 2,4%.

Doanh thu bình quân của HTX là 650 triệu; Lãi bình quân của 1 HTX 290 triệu đồng; Thu nhập bình quân của thành viên, lao động của HTX là 68 triệu đồng.

Trong 06 tháng đầu năm 2022 có 32 HTX thành lập mới, đạt 106% so với chỉ tiêu được giao[3]. Có 25 HTX giải thể và 45 HTX đang tạm ngừng hoạt động. Nhìn chung các HTX trên địa bàn tỉnh đã triển khai ngay các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới; đặc biệt các HTX trong lĩnh vực du lịch, các HTX cung cấp thực phẩm cho trường học chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID19 đã dần ổn định và đạt hiệu quả cao như HTX dịch vụ du lịch vạn chài Hạ Long, HTX TMDV Quang Minh...

Khu vực KTTT và HTX là kênh huy động các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, đóng góp tích cực vào hoàn thành mục chương trình Xây dựng nông thôn mới, tham gia tích cực vào mục tiêu phát triển Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) của tỉnh. Đến nay toàn tỉnh có 72 HTX tham gia chương trình OCOP, chiếm 38,1%. Nhiều HTX đã quan tâm hỗ trợ cho thành viên HTX khi khó khăn, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

1.1.3. Liên hiệp Hợp tác xã

Toàn tỉnh hiện có 03 Liên hiệp HTX, trong đó có 01 LHHTX nông nghiệp và 02 LHHTX phi nông nghiệp, tổng vốn đăng ký là 66,1 tđồng. Dù mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng LHHTX đã chứng minh tính hiệu quả, vai trò dẫn dt KTTT, HTX phát triển theo hướng liên kết bền vững.

1.2. Về thành viên, lao động của hợp tác xã, liên hiệp HTX, tổ hợp tác

1.2.1. Tổ hợp tác

- Ước đến 31/12/2022, toàn tỉnh có 210 THT trong đó có 195 tổ hợp tác có đăng ký chứng thực với 650 thành viên tham gia, tăng 9,1% so với năm 2021[4], bình quân một tổ hợp tác có 3 thành viên. Trong tổng số tổ hợp tác, có 119 THT hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, 05 THT hoạt động dịch vụ tổng hợp, 55 THT hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các lĩnh vực khác.

Doanh thu bình quân 01 THT năm 2021 đạt 270 triệu đồng. Thu nhập trung bình của 1 lao động THT đạt 3,3 triệu đồng/người/tháng. Các THT có đăng ký với chính quyền địa phương đu hoạt động ổn định đã mang lại hiệu quả nht định, đóng góp đáng kể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã phường một sản phẩm. Đặc biệt có nhiu mô hình thợp tác của phụ nữ, nông dân đã tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế cho người nông dân, giảm dn nhỏ lẻ manh mún.

1.2.2. Hợp tác xã

Ước đến 31/12/2022, số thành viên là 58.000 người, trong đó slao động thường xuyên làm việc trong khu vực HTX là 72.800 người, số lao động là thành viên HTX là 36.000 người.

Tổng số vốn hoạt động là 1.163 tỷ đồng, bình quân 1,809 tỷ đồng/HTX; doanh thu bình quân một HTX là 600 triệu đồng; lãi bình quân một HTX là 290 triệu đồng; thu nhập bình quân một thành viên, lao động HTX là 69 triệu đồng.

1.2.3. Liên hiệp Hợp tác xã

[...]